Đất trích lục có làm sổ đỏ được không?

“Đất trích lục có làm sổ đỏ được không?” là một trong những thắc mắc mà nhiều người quan tâm hiện nay. Nhaphonet.vn sẽ giải đáp tất cả các thắc mắc về đất trích lục trong bài viết dưới đây.

dat trich luc co làm duoc so do khong
Đất trích lục có làm sổ đỏ được hay không?

Đất trích lục có làm sổ đỏ được không? Những thông tin cơ bản về đất trích lục

Trước khi đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “Đất trích lục có làm sổ đỏ được không?”, bạn cần biết những thông tin cơ bản về đất trích lục.

Khái niệm về đất trích lục

Đất trích lục hay được gọi là Trích lục thửa đất, Trích lục bản đồ địa chính là khái niệm để chỉ quá trình sao chép, đo đạc để thể hiện đầy những thông tin chi tiết về một thửa đất thuộc quyền sử dụng của một cá nhân hoặc tập thể. Có trích lục thửa đất, người sở hữu có thể dễ dàng thực hiện các quyền theo quy định về đất đai như mua bán, chuyển nhượng, cho tặng và thừa kế. Đồng thời, đây cũng là căn cứ giúp Nhà nước quản lý, thu hồi hoặc thay đổi mục đích sử dụng thửa đất đó.

7 thông tin cơ bản có trên trích lục thửa đất

Theo Phụ lục số 13 bàn hành cùng Thông tư 25/2014/TT-BTNMT, trích lục thửa đất chứa các thông tin về thửa đất bao gồm:

– Số thứ tự của thửa đất, tờ bản đồ số

– Địa chỉ của thửa đất

– Diện tích của thửa đất

– Mục đích sử dụng đất được quy định

– Tên và địa chỉ thường trú người có quyền sử dụng đất

– Các thay đổi khác của thửa đất so với giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất

– Bản vẽ: sơ đồ thửa đất, chiều dài cạnh thửa.

Trả lời câu hỏi “Đất trích lục có làm sổ đỏ được không?”

Để làm được sổ đỏ cần phải đảm bảo các điều kiện theo quy định của Luật đất đai và việc ý nghĩa của trích lục thửa đất khi thực hiện thủ tục làm sổ đỏ.

Các trường hợp đủ điều kiện làm sổ đỏ

Hộ gia đình chỉ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ) khi có đủ điều kiện được quy định tại Điều 100 và Điều 101 Luật Đất đai theo hai trường hợp: có đủ giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất.

dat trich luc co lam so do duoc khong? (2)
Cần có các giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng đất

Trường hợp có đủ giấy tờ về quyền sử dụng đất

Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định sẽ được cấp sổ đỏ, sổ hồng nếu có một trong các giấy tờ sau:

+ Giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng đất trước ngày 15/10/1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách về đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15/10/1993;

+ Các giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; các giấy tờ giao nhà tình nghĩa, tình thương gắn liền với đất;

+ Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà gắn liền với đất ở được UBND cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15/10/1993

+ Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; các giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;

+ Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp như: văn tự mua bán, bằng khoán điền thổ… ;

+ Các giấy tờ khác được xác lập theo quy định của Chính phủ trước ngày 15/10/1993 như: sổ kiến điền, sổ mục kê đất…

>> Xem thêm các điều kiện các khi làm sổ đỏ

Trường hợp không có đủ giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất

Nếu không có một trong số những giấy tờ trên, hộ gia đình hoặc cá nhân cần đáp ứng các điều kiện sau để được cấp sổ đỏ, sổ hồng:

+ Có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp tham gia sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn, nay được UBND cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định và không có tranh chấp

+ Hộ gia đình, cá nhân đã sử dụng đất ổn định trước ngày 01/07/2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai, nay được UBND cấp xã xác nhận không có tranh chấp trên đất. Đối với nơi đã có quy hoạch, đất phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Để quá trình làm sổ đỏ được thực hiện nhanh chóng, bạn cũng cần nắm rõ chi tiết các bước về Quy trình làm sổ đỏ và cách xử lý khi thời gian làm sổ đỏ bị chậm trễ.

Ý nghĩa của trích lục thửa đất trong quy trình làm sổ đỏ

Căn cứ quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 70 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, Văn phòng đăng ký đất đai khi đăng ký, cấp giấy chứng nhận cho cá nhân, hộ gia đình hoặc tổ chức phải thực hiện như sau:

“Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất ở nơi chưa có bản đồ địa chính hoặc đã có bản đồ địa chính nhưng hiện trạng ranh giới sử dụng đất đã thay đổi hoặc kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất do người sử dụng đất nộp (nếu có)”

Theo quy định này, trong các trường hợp khi thực hiện thủ tục cấp sổ đỏ, Văn phòng đăng ký đất đai sẽ trích lục bản đồ địa chính để cấp giấy chứng nhận phục vụ cho việc đối chiếu về kích thước, diện tích, địa chỉ và ranh giới của thửa đất. Vì vậy, trích lục thửa đất không phải là một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất và không phải là điều kiện để làm Sổ đỏ.

dat trich luc
Có trích lục không phải là điều kiện làm sổ đỏ

Như vậy, có thể kết luận, có trích lục thửa đất chỉ có giúp cho việc xác minh thông tin một thửa đất thuộc quyền sử dụng của một cá nhân hoặc tập thể và không phải là điều kiện để làm được sổ đỏ.

Có nên mua đất chỉ có trích lục, không có sổ đỏ không?

Khi một giao dịch mua bán, chuyển nhượng đất đai được thực hiện, bên chuyển nhượng bắt buộc phải cung cấp các giấy tờ chứng minh hợp pháp về quyền sử dụng đất. Nếu thửa đất đó chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng, sẽ rất khó khăn để bạn có thể kiểm chứng về nguồn gốc của đất cũng như chủ thực sự của thửa đất là ai. Điều này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro trong giao dịch mua bán đất của bạn. Có thể, nếu không có sổ đỏ gốc thì thủ tục sang tên sổ đỏ của bạn còn gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí là không thể thực hiện. Vì vậy, mua đất chỉ có trích lục nhưng không có sổ đỏ là không nên.

Trước khi thực hiện giao dịch mua bán đất đai, bạn nên tìm hiểu kỹ thông tin về pháp lý của mảnh đất trước khi đưa ra quyết định xuống tiền. Bạn có thể đến UBND xã, phường nơi có đất để tìm hiểu, hoặc yêu cầu chủ nhà đưa ra các chứng minh về: Nguồn gốc của đất là hợp pháp hay thuộc diện lấn chiếm? Đất có thuộc diện quy hoạch không? Mục đích sử dụng của đất được Nhà nước quy định như nào? Trên đất có đang xuất hiện tình trạng tranh chấp không?… Nếu thửa đất mà bạn đang quan tâm gặp một hoặc nhiều hơn các vấn đề này, giao dịch mua bán của bạn sẽ gặp rắc rối lớn.

Bên cạnh việc kiểm tra pháp lý, các thông tin về chủ sử dụng đất cũng là điều bạn cần tìm hiểu: thông tin của chủ có khớp với các giấy tờ pháp lý hay không? Việc làm ăn của người này có thuận lợi/khó khăn gì? Mục đích bán đất của họ là gì? (về phong thủy, pháp lý hay về mục đích cá nhân)… Có 2 cách để kiểm chứng những thông tin này: bạn có thể yêu cầu chủ đưa ra chứng minh nhân dân/căn cước công dân hoặc có thể đến tìm hiểu ở các hộ dân cư sinh sống xung quanh thửa đất để có những thông tin cần thiết nhất về họ.

Theo quy định của pháp luật, có trích lục thửa đất không phải điều kiện để làm sổ đỏ. Để có thể làm sổ đỏ một cách đầy đủ và nhanh chóng nhất, bạn cần đảm bảo điều kiện có hoặc không có các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất. Nhaphonet.vn hy vọng những thông tin trên đây là câu trả lời hữu ích cho bạn về câu hỏi “Đất trích lục có làm sổ đỏ được không?”.
Mọi thắc mắc khác xin vui lòng liên hệ hotline: 1900 0357 để được giải đáp.

Chuyên mục: Tin tức bất động sản