Quy trình làm sổ đỏ: Những điều mới nhất cần biết

Quy trình làm sổ đỏ là một trong những điều được nhiều người quan tâm. Bởi sổ đỏ là một loại giấy tờ rất quan trọng trong việc chứng minh quyền sử dụng, quản lý đất và sở hữu các tài sản gắn liền với đất. Dưới đây là những điều mới nhất cần lưu tâm trong quy trình làm sổ đỏ.

Hiểu đúng về tầm quan trọng của sổ đỏ trong quyền sử dụng đất đai

Hiểu đúng về bản chất, giá trị và vai trò của sổ đỏ sẽ giúp bạn đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp khi đứng tên trên sổ.

Sổ đỏ là gì?

Sổ đỏ là một cách gọi Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất dựa theo màu sắc, do Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc các cơ quan có thẩm quyền (UBND cấp tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương, cấp quận/ huyện) cấp để bảo đảm quyền sử dụng phần diện tích đất đai do một cá nhân, tập thể sở hữu theo quy định của pháp luật.

Phần tài sản (nhà) gắn liền được quy định trên đất (đất ở, đất nông nghiệp, đất rừng, đất công nghiệp…) sau khi được công nhận sẽ có quyền lợi hợp pháp và không có bất cứ cá nhân, tập thể nào có thể xâm phạm.

quy trinh lam so do
Quy trình làm sổ đỏ

Vai trò của sổ đỏ – quy trình làm sổ đỏ

Sổ đỏ (Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất) có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi cá nhân, tập thể khi bảo đảm quyền lợi hợp pháp trên mảnh đất được cấp phép. Đồng thời là căn cứ để các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quản lý quyền sử dụng trên đất.

Với các tổ chức, cá nhân đứng tên trên sổ:
– Là bằng chứng xác nhận quyền sử dụng đất đai, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản gắn liền đất của cá nhân, tập thể được ghi tên.
– Là giấy tờ kiểm tra thông tin nhà đất (được thể hiện ở trang 2 của Giấy chứng nhận) bao gồm: thửa đất số, tờ bản đồ số, địa chỉ thửa đất, diện tích, hình thức sử dụng, mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng, nguồn gốc sử dụng. Trong đó đáng lưu tâm đến 3 thông tin: hình thức, mục đích và thời hạn sử dụng đất.

Căn cứ vào các Khoản 5,6,7 tại Điều 6 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT:
• Hình thức sử dụng: chung hoặc riêng
• Mục đích sử dụng: đất nông nghiệp (đất trồng lúa nước, đất rừng, đất trồng cây lâu năm…) và đất phi nông nghiệp (đất nông thôn, đất đô thị, đất dịch vụ…)
• Thời hạn sử dụng đất: lâu dài (nếu ở ổn định) và có thời hạn (nếu đất do Nhà nước giao lại hoặc cho thuê trong thời hạn cụ thể)

Với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền:
– Trong xây dựng, việc có sổ đỏ là căn cứ để các cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng và giấy phép hoàn công theo quy định của pháp luật.
– Sổ đỏ còn là cơ sở để các cơ quan chức năng bảo đảm việc kiểm tra, giám sát các hoạt động sử dụng đất: mua bán, kinh doanh bất động sản và có quyết định hợp lý cho nhu cầu của xã hội.

Quy trình làm sổ đỏ

Trong quy trình làm sổ đỏ đất gồm 3 bước: Chuẩn bị hồ sơ, hoàn thiện các chi phí, nộp và chờ kết quả hồ sơ. Dưới đây là cụ thể các bước:

Chuẩn bị hồ sơ là bước đầu tiên trong quy trình làm sổ đỏ

Trong quy trình làm sổ đỏ, trước khi đến các cơ quan có thẩm quyền, theo quy định bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ để tránh gặp những rủi ro không đáng có. Bao gồm 2 trường hợp:

Trường hợp 1: Quy trình làm sổ đỏ lần đầu
Căn cứ tại Khoản 1 Điều 8 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, hồ sơ đề nghị làm sổ đỏ lần đầu trong gồm có:
– Chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu;
– Đơn đề nghị cấp Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền đất đai theo Mẫu 04a/ĐK;
– Một trong các giấy tờ trong quy trình làm sổ đỏ được quy định tại Điều 100 Luật đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP đối với trường hợp đăng ký quyền sử dụng đất.
– Một trong các giấy tờ quy định tại Điều 31, 32, 33 và 34 Nghị định 43/2014/NĐ-CP đối với trường hợp đăng ký quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

>>Xem chi tiết về hồ sơ làm sổ đỏ

Trường hợp 2: quy trình làm sổ đỏ mới khi sang tên
Đối với trường hợp này, nếu có nhu cầu cấp sổ đỏ thì cần phải chuẩn bị các giấy tờ sau:
– Chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu;
– Đơn đăng ký biến động theo Mẫu 09/ĐK;
– Hợp đồng thỏa thuận chuyển nhượng, tặng cho, kế thừa;
– Bản gốc sổ đỏ đã cấp

Thực hiện nghĩa vụ tài chính trong quy trình làm sổ đỏ

Bên cạnh việc chuẩn bị các giấy tờ cơ bản như trên, bạn phải đến Kho bạc Nhà nước, Chi cục Thuế địa phương nơi có nhà đất hoặc nơi đăng ký quyền sở hữu, sử dụng đất để nộp các khoản chi phí theo quy định: tiền sử dụng đất (nếu có), lệ phí trước bạ và lệ phí cấp sổ đỏ.

Tiền sử dụng đất (nếu có)

– Theo Khoản 21 Điều 3 Luật Đất đai 2013 về tiền sử dụng đất, đây là số tiền mà người sử dụng đất phải trả cho Nhà nước khi được giao đất có thu tiền sử dụng, cho phép chuyển mục đích sử dụng và công nhận quyền sử dụng đất.
– Căn cứ Luật Đất đai 2013, Nghị định 43/2014/NĐ-CP và Nghị định 45/2014/NĐ-CP quy định trong quy trình làm sổ đỏ đất, các trường hợp sau phải nộp khoản phí này:
+ Trường hợp hộ gia đình và cá nhân đang sử dụng đất mà không có các giấy tờ về quyền sử dụng đất.
+ Trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang tiêu dùng đất do Nhà nước giao hoặc cho thuê từ ngày 15/10/1993 tới ngày 01/07/2014, nhưng khi được cấp Giấy chứng nhận chưa nộp tiền sử dụng đất thì phải thực hiện nộp tiền.

Lệ phí trước bạ

– Theo Điều 3 Nghị định 140/2016/NĐ-CP quy định, người sử dụng đất và chủ sở hữu tài sản gắn liền trên đất khi đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) phải nộp lệ phí trước bạ.
– Căn cứ Điều 5 và 7 Nghị định 150/2016/NĐ-CP, lệ phí trước bạ khi làm sổ đỏ được tính như sau: Lệ phí trước bạ = (Giá đất tại bảng giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành x Diện tích) x 0,5%

Lệ phí cấp sổ đỏ

– Theo Khoản 5 Điều 3 Thông tư 85/2019/TT-BCT quy định, lệ phí cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
– Mức thu lệ phí cấp sổ đỏ sẽ theo từng tỉnh, thành phố nên có thể khác nhau. Tuy nhiên tất cả đều được dựa theo nguyên tắc đã được quy định tại Điều 4 Thông tư 85/2019/TT-BTC.

Ngoài những chi phí nêu trên, khi làm thủ tục xin cấp sổ đỏ lần đầu, hộ gia đình và cá nhân còn phải nộp một số khoản phí khác như: phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất, phí đo đạc và lập bản đồ địa chính và lệ phí địa chính. Căn cứ vào quy định của Thông tư 02/2014/TT-BTC, các khoản chi phí này sẽ được tính như sau:

– Phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất: Tùy thuộc diện tích đất cấp quyền sử dụng, các điều kiện cụ thể của địa phương và tính chất phức tạp của từng loại hồ sơ, mức thu cao nhất không quá 7.500.000 đồng/hồ sơ;
– Phí đo đạc và lập bản đồ địa chính: Tùy thuộc vào vị trí, diện tích đất được giao, được thuê hoặc được phép chuyển mục đích sử dụng, các bước công việc, yêu cầu công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính và của từng dự án, mức thu phí đo đạc, lập bản đồ địa chính tối đa không quá 1.500 đồng/m2.
– Lệ phí địa chính: mức thu không quá 100.000 đồng/giấy đối với cấp mới.

Nộp hồ sơ

Sau khi hoàn thiện các giấy tờ cơ bản và hoàn thành nghĩa vụ tài chính, bạn có thể nộp hồ sơ làm sổ đỏ đến các cơ quan có thẩm quyền để xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hồ sơ bao gồm: các giấy tờ đã chuẩn bị theo mục 2.1 và các biên lai sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính.

Nơi tiếp nhận hồ sơ:
Căn cứ Khoản 2 và 3 Điều 60 Luật Đất đai 2013, nơi nộp hồ sơ làm sổ đỏ được quy định như sau:
– Đối với hộ gia đình hoặc cá nhân, có thể nộp tại Bộ phận một cửa tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất; các Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện;
– Đối với tổ chức và các cơ sở tôn giáo có thể nộp hồ sơ tại Bộ phận một cửa tại UBND cấp tỉnh hoặc Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường

quy trinh lam so do 1

Thời gian trả kết quả trong quy trình làm sổ đỏ

Khi tiếp nhận hồ sơ yêu cầu làm sổ đỏ từ công dân, các cán bộ sẽ kiểm tra và tiến hành xử lý hồ sơ để thực hiện các yêu cầu trong hồ sơ (yêu cầu cấp sổ đỏ).
Theo Khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP quy định thời gian xử lý và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới là 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, không tính các ngày nghỉ lễ theo quy định.

Bên cạnh đó, đổi với các vùng ở miền núi, hải đảo, vùng sâu vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội còn khó khăn và đặc biệt khó khăn thì thời gian này có thể tăng thêm 10 ngày (không quá 40 ngày)

Hướng dẫn giải quyết nếu tiến độ bị chậm trễ trong quy trình làm sổ đỏ

Trong quá trình xử lý các vấn đề pháp lý đất đai không thể tránh khỏi các rủi ro, sự cố không đáng có. Đặc biệt, việc các cán bộ đất đai làm chậm tiến trình giải quyết hồ sơ là điều thường xuyên xảy ra. Dưới đây là một số cách hướng dẫn mà Nhaphonet.vn gợi ý giải quyết có thể đạt được một số kết quả nhất định:

Cách 1: Trực tiếp hỏi bộ phận tiếp nhận và giải quyết hồ sơ: Cách xử sự này có thể chưa có văn bản pháp luật nào quy định, nhưng việc chủ động hỏi bộ phận tiếp nhận và giải quyết hồ sơ để biết tiến trình là việc nên làm. Vì có thể sẽ hạn chế được công sức và thời gian khiếu nại hoặc khởi kiện nếu có dấu hiệu vi phạm. Đồng thời, việc này sẽ trả lời cho bạn được lý do vì sao hồ sơ của bạn bị chậm trễ: có thể có sai sót thông tin trong các văn bản chứng cứ (họ tên, ngày tháng năm sinh không trùng khớp), thiếu sót giấy tờ…

Cách 2: Khiếu nại đến các cơ quan cấp cao hơn để giải quyết nếu có dấu hiệu vi phạm: Theo Điều 204 Luật đất đai 2013, thủ tục làm sổ đỏ là thủ tục hành chính về đất đai, nên khi quá thời hạn theo quy định thì người yêu cầu làm sổ đỏ có quyền khiếu nại. Có 2 hình thức khiếu nại là: bằng đơn (yêu cầu giải quyết khiếu nại) hoặc trực tiếp (có người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn thủ tục).

Cách 3: Khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai tại Tòa án.

Để quy trình làm sổ đỏ được thuận lợi, các cá nhân cần chủ động chuẩn bị các giấy tờ liên quan, hoàn thiện nghĩa vụ tài chính và trực tiếp quan tâm đến tiến độ làm sổ đỏ, vì điều này liên quan đến các quyền lợi của cá nhân. Nhaphonet.vn mong rằng những thông tin trên đây đã cung cấp cho bạn đầy đủ kiến thức về quy trình làm sổ đỏ. Nhaphonet.vn – sàn giao dịch bất động sản nhà phố hàng đầu Việt Nam

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ hotline 1900.0357 để được giải đáp nhanh nhất.

Chuyên mục: Tin tức bất động sản