Thủ tục giải chấp sổ đỏ theo quy định hiện nay
Thủ tục giải chấp sổ đỏ là vấn đề đang rất được quan tâm hiện nay đối với những cá nhân thế chấp sổ đỏ, sổ hồng. Trong bài viết dưới đây, Nhaphonet.vn sẽ chia sẻ những thông tin cần thiết về thủ tục, mức lệ phí giải chấp sổ đỏ để việc giải quyết thủ tục được thuận lợi và nhanh chóng hơn.
Thủ tục giải chấp sổ đỏ là gì
Thực hiện việc giải chấp sổ đỏ hoặc xóa thế chấp sổ đỏ có nghĩa là xóa đăng ký biện pháp bảo đảm trên sổ đỏ, giải trừ thế chấp đối với tài sản là quyền sử dụng nhà ở, đất ở và các tài sản khác gắn liền với đất. Thủ tục giải chấp sổ đỏ được thực hiện khi tài sản đã không còn phải chịu nghĩa vụ bảo đảm cho khoản nợ nữa. Người nợ cần thực hiện giải chấp sổ đỏ và xóa đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất sau khi đã thanh toán hết nợ để đảm bảo tài sản của mình như sổ đỏ nhà đất gắn liền với tài sản liên quan không bị ảnh hưởng bởi biện pháp bảo đảm trước đó.
Căn cứ pháp lý để làm thủ tục giải chấp sổ đỏ
Căn cứ Điều 21 Nghị định 102/2017/NĐ-CP thì bạn có thể thực hiện thủ tục xóa thế chấp nếu ở 1 trong các trường hợp sau:
- Nghĩa vụ được đảm bảo đã kết thúc
- Biện pháp bảo đảm được hủy bỏ, thay bằng biện pháp khác
- Thay thế tất cả tài sản đảm bảo
- Toàn bộ phần tài sản đảm bảo đã được xử lý xong
- Tài sản đảm bảo đã bị hư hỏng, tiêu hủy toàn bộ hoặc tài sản đảm bảo là tài sản gắn liền với đất bị phá dỡ, tịch thu bơi cơ quan có thẩm quyền
- Có bản án, quyết định hủy bỏ biện pháp đảm bảo của Tòa án hoặc Trọng tài (đã có hiệu lực về mặt pháp luật)
- Đơn phương hoặc tuyên bố chấm dứt biện pháp bảo đảm trong các tình huống khác được pháp luật quy định
- Xóa đăng kí thế chấp của tài sản phát sinh từ việc mua bán nhà khi chuyển tiếp đăng kí thế chấp
- Cơ quan có thẩm quyền đã kê biên, xử lý tài sản đảm bảo
- Dựa trên thỏa thuận của các bên
Trên đây là 10 trường hợp để bạn có thể được tiến hành làm thủ tục giải chấp sổ đỏ. Bạn nên tìm hiểu kĩ các thông tin để tránh trường hợp bị từ chối đăng kí xóa thế chấp tài sản.
>>> Xem thêm: Vay thế chấp sổ hồng và các lưu ý

Các quy định và thông tin về quá trình làm thủ tục giải chấp sổ đỏ
Dưới đây sẽ là các điểm mà bạn cần lưu ý về thủ tục giải chấp sổ đỏ hiện nay.
Các giấy tờ hồ sơ cần thiết để tiến hành thủ tục giải chấp sổ đỏ
Để làm thủ tục giải chấp sổ đỏ, bạn cần chuẩn bị các giấy tờ như sau:
- Mẫu số 04/XĐK về văn bản yêu cầu xóa thế chấp sổ đỏ
- Văn bản đồng ý xóa đăng kí biện pháp đảm bảo hoặc văn bản xác nhận giải chấp của bên nhận đảm bảo (yêu cầu 01 bản chính và 01 bản sao)
- Bản chính giấy chứng nhận (nếu có)
- Trong trường hợp nếu bạn được ủy quyền thực hiện thì sẽ cần chuẩn bị thêm văn bản ủy quyền để xác minh thông tin
Ngoài ra, nếu cơ quan thi hành hay Văn phòng thừa phát đã kê biên xong quyền sử dụng đất thì bạn sẽ nộp 1 bộ hồ sơ khác để tiến hành thủ tục giải chấp sổ đỏ bao gồm:
- Mẫu số 04/XĐK về văn bản yêu cầu xóa thế chấp sổ đỏ
- Bản chính giấy chứng nhận (nếu có)
- Giấy ủy quyền
- Văn bản xác nhận kết quả xử lý quyền sử dụng đất của Cơ quan thi hành hoặc Văn phòng thừa phát lại.
Bạn có thể tải tờ đơn văn bản yêu cầu xóa thế chấp sổ đỏ theo mẫu 04/XĐK tại đây.

Thủ tục giải chấp sổ đỏ mất bao lâu
Về thời gian để các cơ quan chức năng tiến hành xóa thế chấp sổ đỏ theo như quy định hiện nay thì sẽ không quá 03 ngày làm việc tính từ ngày hồ sơ đã được nộp đầy đủ và đúng theo yêu cầu. Với các khu vực miền núi, hải đảo hay vùng sâu, vùng xa, các vị trí có kinh tế-xã hội khó khăn thì thời gian là không quá 13 ngày làm việc.
Thủ tục giải chấp sổ đỏ ngân hàng
Các bước để tiến hành thủ tục giải chấp sổ đỏ hiện nay gồm 4 bước như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ thủ tục giải chấp sổ đỏ
Bạn có thể nộp các giấy tờ liên quan để tiến hành giải chấp tại 1 trong 2 nơi sau:
- Chi nhánh Văn phòng đăng kí đất đai hoặc Văn phòng cấp huyện
- Bộ phận một cửa tiếp nhận hồ sơ ở địa phương
Bước 2: Tiếp nhận và kiểm tra đầy đủ hồ sơ
Nếu hồ sơ còn thiếu, cần chỉnh sửa hoặc hồ sơ bị từ chối thì Văn phòng đăng kí đất đai sẽ chuyển hồ sơ cũng như gửi văn bản từ chối cho bên tiếp nhận hồ sơ để trả lại người yêu cầu giải chấp và bổ sung thêm giấy tờ nếu cần thiết
Bước 3: Tiến hành thủ tục giải chấp sổ đỏ
Cơ quan có chức năng sẽ kiểm tra nội dung và tiến hành ghi nội dung giải chấp vào sổ địa chính cũng nhưu giấy chứng nhận
Bước 4: Kiểm tra thông tin làm thủ tục giải chấp sổ đỏ
Tại trang bổ sung thông tin trên sổ đỏ lúc này sẽ được ghi rõ thông tin về ngày xóa đăng kí thế chấp.
Bước 5: Trả kết quả thủ tục giải chấp sổ đỏ
Khi kết thúc quá trình làm hồ sơ xác nhận giải chấp, Cơ quan giải quyết hồ sơ sẽ trả kết quả bằng văn bản hoặc qua bưu điện
Bước 6: Thanh toán phí thực hiện thủ tục giải chấp sổ đỏ
Người yêu cầu giải chấp sẽ cần thanh toán phí xóa đăng kí thế chấp, phí cấp Giấy chứng nhận và phí lưu trữ sổ đỏ. Sau đó, cơ quan chức năng sẽ nhận được Giấy chứng nhận cùng với sổ đỏ với phần thông tin đã xóa thế chấp.
Về mức lệ phí giải chấp sổ đỏ hiện nay không có quy định cụ thể mà sẽ phụ thuộc vào tùy từng tình thành. Tại Hà Nội, mức phí này là 10.000 đồng/hồ sơ, trong khi ở Thành phố Hồ Chí Mính sẽ là 20.000 đồng/hồ sơ.

Bài viết trên đây là các thông tin bạn cần biết về thủ tục giải chấp sổ đỏ mới nhất hiện nay. Mong rằng bài viết đã đem lại cho bạn các thông tin cần thiết để có thể xử lý các vấn đề pháp lý nhanh chóng và được thuận tiện nhất.