Sổ đỏ và sổ hồng khác nhau như thế nào?

Sổ đỏ và sổ hồng là hai loại sổ vô cùng quan trọng đặc biệt là đối với những hộ gia đình mới mua đất. Vậy sổ đỏ và sổ hồng là gì? Hay sổ đỏ và sổ hồng khác nhau như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết phân tích dưới đây của Nhà Phố Net.

Khái niệm sổ đỏ và sổ hồng

Không có một văn bản quy định nào nói về khái niệm của sổ đỏ và sổ hồng. Tuy nhiên đây là từ rút gọn, gọi ngắn được người dân dùng để chỉ Giấy chứng nhận liên quan đến sử dụng đất. Cụ thể:

  • Sổ đỏ là thuật ngữ dành cho “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” do bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành dùng cho thời điểm trước ngày 10/12/2009. Nguyên nhân thuật ngữ này xuất hiện là do bìa giấy chứng nhận có màu đỏ đặc biệt.
  • Sổ hồng cũng tương tự như sổ đỏ, do có bìa màu hồng nên thường được gọi là sổ hồng. Đây là tên gọi dành cho “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất” do Bộ Xây dựng ban hành. Tuy nhiên từ sau 10/12/2009 Bộ Tài Nguyên và Môi trường đã ban hành mẫu sổ hồng mới với tên là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”.

Nhìn chung, theo điều 97 Luật Đất đai 3013 đã chỉ ra rằng sổ đỏ và sổ hồng hay Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đều có giá trị pháp lý như nhau. Ngoài ra nếu các cá nhân và hộ gia đình có nhu cầu cấp đổi sang sổ hồng mới có thể làm hồ sơ cấp đổi từ sổ đỏ sang sổ hồng một cách đơn giản, thuận tiện và nhanh chóng.

so-do-va-so-hong-1
Khái niệm sổ đỏ và sổ hồng là gì?

5 điểm khác biệt của sổ đỏ và sổ hồng

Từ khái niệm định nghĩa và những thông tin quy định pháp lý mà dưới đây sẽ là 5 điểm khác biệt của sổ đỏ và sổ hồng. Từ đó giúp bạn đọc có cái nhìn rõ ràng và chi tiết hơn về sự khác nhau của 2 loại sổ này.

Nội dung ghi trên sổ đỏ và sổ hồng

Nội dung ghi trên sổ đỏ và sổ hồng là điểm khác biệt dễ nhận biết nhất được xét dựa trên 2 khía cạnh là nội dung trang bìa và nội dung bên trong sổ:

Đầu tiên xét về nội dung trang bìa:

  • Sổ đỏ có tên là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” và không ghi thêm nội dung nào khác.
  • Sổ hồng có tên là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” có kèm theo mã hiệu và thông tin người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền khác (bao gồm tên, năm sinh, số căn cước công dân, địa chỉ thường trú).

Nội dung bên trong sổ:

  • Sổ đỏ thể hiện tên người sử dụng đất; Nội dung về thửa đất được sử dụng (tên, địa chỉ, diện tích, hình thức, mục đích, thời hạn sử dụng và nguồn gốc); Những tài sản gắn liền với đất.
  • Sổ hồng thể hiện bên trong với đầy đủ nội dung bao gồm: Quyền sử dụng đất (số thửa, số tờ của bản đồ, diện tích đất, loại đất là gì, thời hạn,…); Quyền sở hữu nhà ở (diện tích xây dựng thực tế, số tầng, kết cấu, diện tích sử dụng thực tế,…)

Có thể thấy về nội dung, sổ hồng cung cấp đầy đủ và chi tiết hơn so với sổ đỏ. Từ đó trở thành điểm khác biệt giữa sổ đỏ và sổ hồng.

so-do-va-so-hong-2
Nội dung bìa 2 loại sổ khác nhau

Cơ quan ban hành và thời gian của sổ đỏ và sổ hồng

Về cơ quan ban hành sổ đỏ và sổ hồng cũng có sự khác biệt nhất định. Đặc biệt là về thời gian ban hành và sử dụng, cụ thể:

  • Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành sổ đỏ vào thời gian trước ngày 10/12/2009 và sử dụng đến 10/12/2009.
  • Tuy nhiên thời điểm từ 10/8/2005 – 10/12/2009 bộ Xây dựng đã ban hành đổi sang sổ hồng với tên là “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng”. Sau ngày 10/12/2009, sổ hồng có tên là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản gắn liền với đất khác” do bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành và sử dụng đến nay.

Nhìn chung đến nay sổ hồng và sổ đỏ đều thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành. Tuy nhiên về thời gian sử dụng thì sổ đỏ được phát hành trước năm 2009 và sổ hồng được sử dụng từ thời điểm đó đến nay.

Thời điểm ban hành sổ đỏ và sổ hồng

Trong bước này người nộp cần lưu ý các chi tiết vấn đề cụ thể sau:

  • Sau khi nhận được thông báo từ chi cục thuế thì gia đình hoặc cá nhân cần có nghĩa vụ phải đóng và hoàn thành các khoản tiền sau đây: Lệ phí cấp Giấy chứng nhận, tiền sử dụng đất (nếu có), phí thẩm định hồ sơ (nếu có), lệ phí trước bạ.
  • Sau khi nộp tiền tại kho bạc bạn cần giữ cẩn thận hóa đơn, chứng từ để xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ tài chính và đóng thuế theo đúng quy định Nhà nước của mình. Sau này khi nhận Giấy chứng nhận bạn sẽ cần phải xuất trình hóa đơn, chứng từ này.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng, Giấy chứng nhận sẽ chỉ được nhận sau khi đã hoàn thành các khoản tiền nêu trên, trừ trường hợp bạn có giấy phép xin ghi nợ tiền sử dụng đất.

so-do-va-so-hong-3
Thời gian áp dụng khác nhau

Quy định về quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản trên sổ

Những quy định pháp lý về quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản trên sổ đỏ và sổ hồng cũng có sự khác nhau.

  • Đối với sổ đỏ, trên sổ chỉ xác định về quyền sử dụng cho khu vực đất. Với đặc điểm là gắn liền đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất mặt nước nuôi trồng thủy sản, đất công trình không phải nhà ở hoặc chưa có nhà ở,… nên đa phần các sổ đỏ này được cấp cho hộ gia đình. Sau này mẫu sổ đỏ mới đã có thêm phần cập nhật tài sản gắn liền đất vào sổ. Tuy nhiên như cái tên của mình, sổ đỏ vẫn chỉ đáp ứng được quyền về sử dụng đất. Chính vì vậy trước thời điểm năm 2009, sổ đỏ được dùng kết hợp với sổ hồng (Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và sở hữu công trình xây dựng).
  • Vào năm 2009, sổ hồng mới được đề xuất sử dụng thay thế (Hay Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất khác). Trong đó xác định các thông tin về quyền sử dụng đất như (Thông tin thửa đất, bản đồ, diện tích, loại đất, thời gian sử dụng của thửa đất,…). Đồng thời quy định đầy đủ hơn về quyền sở hữu nhà ở (Diện tích xây dựng và diện tích sử dụng chung, riêng thực tế; số tầng; kết cấu căn nhà xây dựng;…)

Nhìn chung về quy định quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản trên sổ đỏ và sổ hồng có sự khác nhau. Sổ hồng có thể nói là bao quát và chi tiết, thể hiện đầy đủ quyền hơn so với sổ đỏ.

Đối tượng được cấp sổ đỏ và sổ hồng

Điểm khác biệt tiếp theo giữa sổ đỏ và sổ hồng là đối tượng sử dụng:

  • Đối tượng sử dụng sổ đỏ là những cá nhân, người có thể chứng minh quyền về sử dụng đất của mình, hay còn gọi là chủ đất. Thông qua đó, sổ đỏ chứng minh đầy đủ các quyền liên quan đến sử dụng đất và bảo vệ lợi ích của chủ đất.
  • Đối với sổ hồng thì đối tượng sử dụng là chủ nhà đồng thời cũng là chủ sở hữu đất. Đây có thể là nhà mặt đất, căn hộ trong chung cư. Thông qua đó, sổ hồng cũng có nhiệm vụ chứng minh các quyền lợi liên quan đến sử dụng đất và sở hữu nhà của chủ sổ. Đồng thời bảo vệ lợi ích của chủ nhà kiêm chủ đất.

Trên đây là 5 điểm khác biệt lớn nhất về sổ đỏ và sổ hồng, có thể thấy sổ đỏ và sổ hồng có sự khác biệt nhất định trong nội dung ghi sổ, cơ quan ban hành, thời điểm, quy định về quyền lợi và đối tượng được cấp sổ. Tuy nhiên để đánh giá chi tiết hơn về giá trị pháp lý của 2 loại sổ. Mời bạn đọc đến với nội dung tiếp theo.

so-do-va-so-hong-4
Đối tượng được cấp sổ

So sánh giá trị của sổ đỏ và sổ hồng

Dựa trên những phân tích trên và quy định của pháp luật về 2 loại sổ đặc biệt là sổ đỏ và sổ hồng, ta có thể thấy sự khác biệt rõ ràng của chúng. Tuy nhiên nếu so sánh về giá trị pháp lý và thực tế thì loại nào có giá trị cao hơn?

Về giá trị pháp lý

Cả sổ đỏ và sổ hồng theo quy định của pháp luật đều có giá trị pháp lý. Đây là 2 quyển sổ, hay Giấy chứng nhận tài sản được ghi nhận những quyền cơ bản và được bảo vệ bởi pháp luật như: Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở xây dựng, quyền sở hữu các tài sản gắn liền với đất.

Nghị định 88/2009/NĐ-CP đã quy định rõ ràng và thống nhất rằng sổ đỏ và sổ hồng trở thành 1 sổ, là sổ hồng với tên gọi “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”.

Bắt đầu từ 10/12/2009 sẽ cấp sổ hồng, tuy nhiên các sổ đỏ hay giấy chứng nhận trước đó vẫn còn giá trị pháp lý sẽ không cần đổi sang sổ hồng. Đồng thời lúc này cả sổ đỏ và sổ hồng đều có giá trị pháp lý tương đương nhau.

so-do-va-so-hong-5
So sánh giá trị pháp lý 2 loại sổ

Về giá trị thực tế

Giá trị của sổ đỏ và sổ hồng đều phản ánh giá trị thực tế như sổ đỏ, sổ hồng có giá trị bao nhiêu năm. Thông qua đó làm căn cứ trao đổi, mua bán nhà và đất. Vì vậy chúng có giá trị thực tế trong việc thể hiện và làm căn cứ chứng minh cho các quyền đối với khu đất và căn nhà.

Tuy nhiên nếu chỉ bản thân sổ đỏ và sổ hồng đứng riêng, không ghi nhận các quyền gắn liền thì chúng không phải là tài sản và không có giá trị độc lập.

Vậy sổ đỏ hay sổ hồng có ưu điểm hơn?

Qua những phân tích và đánh giá nêu trên về hai loại sổ đỏ và sổ hồng. Có thể thấy sổ hồng có nhiều ưu điểm hơn khi phản ánh chi tiết, tổng quan và đầy đủ hơn các thông tin về quyền sử dụng đất và sở hữu nhà ở, cùng các tài sản liên quan.

Ngoài ra không thể lựa chọn nên sử dụng loại sổ nào hơn vì kể từ ngày 10/12/2009, bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ ban hành duy nhất sổ hồng (tức Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất) được sử dụng đến tận ngày nay.

so-do-va-so-hong-6
Giá trị thực tế của sổ đỏ và sổ hồng

Trên đây là những thông tin phân tích chi tiết nhất về sự khác biệt giữa sổ đỏ và sổ hồng từ chuyên gia pháp lý Nhà Phố Net. Mong rằng đây sẽ là những giải đáp hữu ích cho các thắc mắc liên quan đến sổ đỏ, sổ hồng của bạn.

Chuyên mục: Kiến thức