Bài cúng nhập trạch về nhà mới và hướng thực hiện nghi lễ đúng chuẩn

Bài cúng nhập trạch về nhà mới là nghi thức rất quan trọng trong lễ nhập trạch, có thể được hiểu là “đăng kí hộ khẩu” cho nhà mới. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi thực hiện lễ cũng nhập trạch và văn khấn chi tiết.

Ý nghĩa của lễ cúng nhập trạch về nhà mới

Lễ cúng nhập trạch về nhà mới là một trong những nghi lễ cổ truyền của người Việt Nam. Nghi lễ này được coi là bước “đăng ký hộ khẩu” cho ngôi nhà mới xây dựng. Báo cáo với các vị quan Thần Linh về sự có mặt của gia đình tại mảnh đất các ngài cai quản. Cầu mong nhận được sự bảo vệ, che chở của các vị thần cho tất cả các thành viên trong nhà.

Theo quan niệm phong thủy nhà ở Việt Nam, thực hiện lễ cúng về nhà mới là cách để gia chủ thể hiện lòng thành kính với các vị thần linh và tổ tiên nhà mình. Rước tổ tiên về ngự tại ngôi nhà mới, giúp gia chủ tiếp tục nhận được phúc lộc, bình an và sức khỏe.

bai-cung-nhap-trach-ve-nha-moi-va-y-nghia-tam-linh
Ý nghĩa tâm linh của nghi lễ nhập trạch về nhà mới

Những điều cần chuẩn bị cho lễ cúng nhập trạch

Theo quan niệm tâm linh, lễ nhập trạch diễn ra thuận lợi thì mới có thể mang lại thuận lợi, may mắn trong cuộc sống của gia đình tại ngôi nhà mới. Vì thế, gia chủ cần chuẩn bị lễ vật đầy đủ, xem ngày giờ tốt trước khi tiến hành nghi lễ nhập trạch nhà mới.

Chọn ngày giờ làm lễ nhập trạch

Gia chủ có thể chọn ngày giờ tốt theo 3 cách phổ biến sau đây:

  • Chọn ngày giờ hợp tuổi của gia chủ: Gia chủ cần phải nhờ thầy phong thủy tính toán thời gian làm lễ phù hợp.
  • Chọn ngày nhập trạch theo giờ Hoàng Đạo: gia chủ cần xem xét giờ đẹp trong ngày để thực hiện làm lễ lên nhà mới.
  • Chọn ngày nhập trạch theo hướng nhà: Để lựa chọn thời gian làm lễ chính xác nhất, gia chủ cần nhờ thầy phong thủy về xem hướng nhà và tuổi mệnh của mình để tính toán kết quả phù hợp.

>>Xem thêm:

bai-cung-nhap-trach-ve-nha-moi-ngay-lam-le
Lựa chọn ngày giờ đẹp để làm lễ nhập trạch

Chuẩn bị lễ vật, mâm quả

Bên cạnh bài cúng nhập trạch về nhà mới, gia chủ cần chuẩn bị đầy đủ các lễ vật bao gồm:

  • Mâm hương hoa: 1 cặp đèn cầy đỏ, 1 bó nhang, 3 miếng trầu cau, 1 bình hoa tươi, muối gạo, 3 hũ nước sạch. Gia chủ cần lưu ý sử dụng hoa tươi, lá trầu xanh đẹp, không bị rách.
  • Mâm ngũ quả: gồm 5 loại quả tươi theo mùa. Gia chủ có thể lựa chọn các loại quả như: bưởi, cam, quýt, dưa hấu, đu đủ…
  • Mâm rượu thịt: 1 bộ tam sên (trứng luộc, heo luộc, tôm luộc), 1 con gà trống luộc, 1 đĩa xôi (gấc hoặc đậu xanh), 1 đĩa xôi, 3 điếu thuốc, 3 ly trà, 3 ly rượu.

    bai-cung-nhap-trach-ve-nha-moi-le-vat
    Các lễ vật cần chuẩn bị trong lễ cúng về nhà mới

Hướng dẫn làm lễ cúng nhập trạch về nhà mới

Gia chủ cần thực hiện nghi lễ nhập trạch theo các bước sau:

  • Bước 1: Gia chủ cần đặt lò than đang cháy ở giữa cửa chính của ngôi nhà trước khi làm lễ nhập trạch.
  • Bước 2: Người đàn ông trụ cột trong nhà cầm theo bài vị tổ tiên và bát hương bước qua lò than trước cửa. Thực hiện bước chân trái trước, sau đó là chân phải.
  • Bước 3: Các thành viên khác trong gia đình lần lượt bước qua lò than từ lớn tới nhỏ. Người vợ cầm theo tiền bạc, các con cầm theo các vật dụng cá nhân (tuyệt đối không đi tay không vào nhà).
  • Bước 4: Gia chủ mở toàn bộ cửa và bật tất cả bóng điện lên để đánh thức ngôi nhà, khai thông khí.
  • Bước 5: Gia đình bày biện mâm cúng ở giữa ngôi nhà và sắp xếp ngay ngắn bàn thờ gia tiên.
  • Bước 6: Chủ nhà bắt đầu thực hiện thắp nhang và đọc bài cúng nhập trạch về nhà mới. Các thành viên trong nhà chắp tay thành tâm phía sau.
  • Bước 7: Sau khi nhang tàn, gia chủ tiến hành khai bếp để tạo nguồn sống mới cho căn nhà. Đặt một ấm nước lên bếp và đun sôi từ 7-10 phút và dùng nước pha trà.
  • Bước 8: Hóa vàng và rưới rượi  lên tro đã cháy hết.
  • Bước 9: Dâng 3 hũ đựng muối, gạo, nước lên bàn thờ để hoàn tất nghi lễ nhập trạch.

Mẫu bài cúng nhập trạch về nhà mới chuẩn nhất 2023

Ngoài mâm lễ thịnh soạn, gia chủ cần chuẩn bị bài vân khấn về nhà mới thật chỉnh chu để thể hiện lòng thành của mình với thần linh và tổ tiên.

Mẫu bài cúng nhập trạch về nhà mới xây

Khi cúng lễ nhập trạch về nhà mới xây, gia chủ cần đọc 2 bài văn khấn, trong đó:

  • Bài cúng nhập trạch về nhà mới đầu tiên để xin thần linh cho được tới ở.
  • Bài văn khấn về nhà mới thứ hai để xin rước tổ tiên về nhà mới thờ cúng.

Gia chủ có thể tham khảo mẫu bài cúng nhập trạch về nhà mới sau đây:

bai-cung-nhap-trach-ve-nha-moi-xay
Văn cúng nhập trạch cho nhà mới xây chuẩn nhất 2023

Sau khi tiến hành báo cáo với các vị thần, gia chủ cần đọc bài cúng xin rước ông bà tổ tiên về ngự tại ngôi nhà mới để tiếp tục hương khói. Gia chủ có thể tham khảo bài văn cúng xin rước tổ tiên về nhà mới sau đây:

bai-cung-nhap-trach-ve-nha-moi-xay-ruoc-gia-tien
Tham khảo bài cúng xin rước tổ tiên về ngự trên bàn thờ mới

Mẫu bài cúng nhập trạch về nhà mới thuê

Trong trường hợp gia chủ đi thuê nhà, thì khi dọn tới nhà mới vẫn cần tiến hành làm lễ nhập trạch để báo cáo với thần linh cai quản ngôi nhà về sự có mặt của mình. Điều này sẽ giúp gia đình nhận được phúc lộc, bình an và nhiều may mắn.

Gia chủ có thể tham khảo mẫu bài cúng nhập trạch về nhà mới thuê dưới đây:

bai-cung-nhap-trach-ve-nha-moi-thue
Tham khảo bài văn cúng nhập trạch với nhà thuê

Bài cúng nhập trạch về văn phòng, cửa hàng mới

Khi công ty hay cửa hàng buôn bán chuyển tới địa điểm mới, người chủ cần đứng ra làm lễ nhập trạch đầy đủ để công việc kinh doanh được phát triển thuận lợi.

Tham khảo bài cúng nhập trạch về địa chỉ làm mới sau đây:

bai-cung-nhap-trach-ve-nha-moi-van-phong-moi
Bài văn cúng nhập trạch về văn phòng, cửa hàng mới

7 lưu ý quan trọng khi làm lễ cúng nhập trạch về nhà mới

Gia chủ cần lưu ý tới một số điều sau để lễ cúng nhập trạch được diễn ra suôn sẻ, mang lại phúc lộc viên mãn cho gia đình:

  • Khi đọc bài cúng nhập trạch về nhà mới, gia chủ cần thể đọc to, rõ ràng, không được qua loa cho xong. Thái độ làm lễ cần phải kính cẩn, trang nghiêm để thể hiện lòng thành kính với bề trên.
  • Ngày đầu tiên chuyển vào nhà mới, gia đình cần cố gắng giữ không khí tươi vui, tránh xảy ra cãi vã, xung đột.
  • Gia chủ không nên chuyển đến nhà mới vào buổi tối (sau 17h chiều).
  • Khi gia đình có người đang mang thai thì nên tránh để họ tiến hành nhập trạch về nhà mới.
  • Khi dọn dẹp, bày biện đồ dụng cần tránh sử dụng đồ cũ ở nhà mới và không làm rơi vỡ đồ.
  • Gia chủ không nên đón khách vào ngày nhập trạch để tránh người có mệnh xung khắc với gia chủ hay người tuổi Dần (hổ vào nhà).
  • Nếu gia đình tiến hành nhập trạch về nhà mới nhưng không tới ở ngay thì cần ngủ lại nhà mới 1 đêm.

    bai-cung-nhap-trach-ve-nha-moi-va-nhung-luu-y
    Những lưu ý quan trọng khi làm lễ nhập trạch

Trên đây là bài cúng nhập trạch về nhà mới và cách thực hiện nghi lễ nhập trạch đúng chuẩn, giúp mang lại bình an, tài vượng cho tất cả thành viên trong nhà. Hy vọng, những thông tin này sẽ giúp ích cho gia chủ có sự chuẩn bị thật tốt cho ngày trọng đại của gia đình.

Chuyên mục: Phong thủy