Thủ tục mua bán nhà đất có sổ hồng mới nhất

Sổ đỏ và sổ hồng là hai loại Giấy chứng nhận các quyền về lĩnh vực đất đai cho chủ sở hữu. Về cơ bản, cả hai loại Giấy chứng nhận này đều có giá trị pháp lý như nhau. Nhưng không phải ai cũng biết được hết tất cả những vấn đề xoay quanh sổ hồng. Để có một giao dịch thành công, bạn cần nắm vững kiến thức về thủ tục mua bán nhà đất có sổ hồng.

thu tuc mua ban nha dat co so hong
Thủ tục mua bán nhà đất có sổ hồng

Thủ tục mua bán nhà đất có sổ hồng và thông tin chung cần biết

Trước khi tìm hiểu về thủ tục mua bán nhà đất có sổ hồng, bạn cần tìm hiểu và nắm bắt những thông tin cơ bản xoay quanh sổ hồng để có cái nhìn toàn diện về loại hình Giấy chứng nhận này.

Sổ hồng là gì?

Sổ hồng là tên gọi khác của Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất được cấp cho chủ sở hữu theo quy định của pháp luật. Màu sắc trang bìa của loại Giấy chứng nhận này là màu hồng nhạt, được Bộ Xây dựng ban hành. Bên cạnh đó, sổ đỏ là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho chủ sở hữu và được Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.

Tuy nhiên theo Nghị định 88/2009/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 19/10/2009 đã thống nhất sẽ gộp chung các Giấy chứng nhận này thành một loại giấy mới có tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, trang bìa của mẫu giấy mới này có màu hồng nên vẫn được gọi với cái tên phổ biến là sổ hồng. Đối tượng được cấp giấy bao gồm: cá nhân, hộ gia đình, vợ chồng, tổ chức khi đủ điều kiện.

Sổ hồng có điểm gì khác so với sổ đỏ? Có bắt buộc phải đổi sang sổ hồng hay không?

So với sổ đỏ thì sổ hồng không có nhiều điểm khác biệt. Điểm khác biệt dễ nhận ra nhất chính là hình thức (màu sắc, tên gọi) của hai loại Giấy chứng nhận này. Tuy nhiên giá trị pháp lý của chúng là như nhau. Giá trị thực tế của sổ hồng và sổ đỏ không nằm ở hình thức, mà nằm ở giá trị của thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ví dụ như diện tích, kích thước, vị trí, tình trạng của nhà ở (mới hoặc cũ) và số lượng tài sản gắn liền trên đất.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 76 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, nếu không thuộc các trường hợp được quy định tại điều khoản này thì người dân hoàn toàn có thể đổi sổ đỏ sang sổ hồng theo nhu cầu cá nhân. Và việc chuyển đổi này là không bắt buộc.

Lưu ý trước khi thực hiện thủ tục mua bán nhà đất có sổ hồng

Trước khi thực hiện bất cứ giao dịch hay thủ tục trao đổi, mua bán nhà đất nào thì việc đầu tiên bạn cần làm là kiểm tra tình trạng pháp lý của nhà đất. Điều này sẽ hạn chế được những rủi ro không đáng có cho giao dịch của bạn như lừa đảo, đất không có giấy tờ rõ ràng, nằm trong vùng quy hoạch, đất xảy ra tranh chấp… Bạn có hai cách để kiểm tra vấn đề này, cụ thể:

  • Đến tận nơi: Với cách này, bạn có thể kiểm tra và đối chiếu trực tiếp thửa đất cùng các tài sản khác gắn liền có đúng với thực tế sổ hồng thể hiện hay không. Đồng thời có thể hỏi thêm thông tin từ những người đã và đang sinh sống xung quanh xem về tình trạng của thửa đất hoặc căn nhà, phong thủy, những vấn đề bất cập xung quanh…
  • Đến văn phòng đăng ký đất đai hoặc UBND phường, xã nơi có đất: Với cách này, bạn có thể kiểm tra được thông tin quy hoạch hoặc các vấn đề tranh chấp, thế chấp xung quanh thửa đất
thu tuc mua ban nha dat co so hong (1)
Lưu ý khi làm thủ tục mua bán nhà đất có sổ hồng

Thủ tục mua bán nhà đất có sổ hồng chi tiết

Đây là thủ tục được thực hiện trong trường hợp thửa đất, nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng và sở hữu cho chủ. Tuy nhiên nay có nhu cầu chuyển nhượng sang tên người khác do phát sinh vấn đề mua bán. Dưới đây là chi tiết về thủ tục mua bán nhà đất có sổ hồng, được căn cứ theo Điều 33 Thông tư 19/2016/TT-BXD.

Đặt cọc và lập hợp đồng giao dịch

Sau khi đã tìm hiểu, kiểm tra và đối chiếu theo nhu cầu mua bán, việc đầu tiên trong thủ tục mua bán nhà đất có sổ hồng là cả hai bên sẽ tiến hành thương lượng giá cả, sau đó là đặt cọc và lập hợp đồng giao dịch.

Nội dung của hợp đồng giao dịch phải có các mục sau:

– Thông tin của người bán và người mua: Họ tên, số Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân, Ngày tháng năm sinh, Địa chỉ thường trú

– Mô tả chi tiết về nhà đất: địa chỉ, diện tích, số lượng tài sản gắn liền trên đất

– Tổng số tiền giao dịch: giá bán và số tiền phải cọc.

– Thông tin giao dịch: qua Ngân hàng hay trả tiền mặt

– Hình thức thanh toán: trả góp hoặc trả thẳng.

– Thời gian ký nhận chuyển nhượng tại văn phòng công chứng.

Sau khi lập hợp đồng giao dịch theo các đầu mục cơ bản trên, hai bên sẽ tiến hành đặt cọc theo thông tin trên hợp đồng.

Đến văn phòng công chứng để chứng thực giấy tờ liên quan

Theo ngày tháng đã được ấn định trên hợp đồng của thủ tục mua bán nhà đất có sổ hồng, cả hai bên mua và bán phải đến văn phòng công chứng để yêu cầu công chứng hợp đồng mua bán và các giấy tờ liên quan. Việc này để chuẩn bị cho bước đăng ký biến động (sang tên) sổ hồng. Người mua và người bán cần chuẩn bị các giấy tờ cần công chứng bao gồm:

– Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu của vợ và chồng hoặc những người đồng sở hữu nhà đất trên sổ hồng

– Sổ hộ khẩu thường trú của vợ và chồng hoặc những người đồng sở hữu nhà đất trên sổ hồng.

– Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (nếu độc thân) hoặc Giấy chứng nhận kết hôn (nếu đã lập gia đình) của những người đồng sở hữu nhà đất.

– Bản gốc sổ hồng đã được cấp

– Tờ khai lệ phí trước bạ theo Mẫu 01/LPTB

– Tờ khai thuế thu nhập cá nhân theo Mẫu 03/BĐS-TNCN

Lưu ý: Các thông tin trên giấy tờ phải trùng khớp (họ và tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, số chứng minh thư hoặc căn cước công dân) để tránh trường hợp phải làm lại giấy tờ làm ảnh hưởng đến thời gian làm thủ tục mua bán nhà đất có sổ hồng.

Thực hiện nghĩa vụ tài chính

Khi làm thủ tục mua bán nhà đất có sổ hồng, các loại phí, thuế phải đóng bao gồm:

– Thuế thu nhập cá nhân: Thuế suất 2% được tính theo giá trị mua bán bất động sản trong hợp đồng giao dịch hoặc theo khung giá do Nhà nước quy định. Khoản phí này sẽ do bên bán chịu trách nhiệm nộp.

– Lệ phí trước bạ: Thuế suất 0,5% được tính theo giá trị nhà đất do cơ quan địa phương định và diện tích đất. Khoản tiền này sẽ do bên mua chịu trách nhiệm nộp.

Bên cạnh hai khoản tiền bắt buộc phải nộp trên, khi làm thủ tục mua bán nhà đất có sổ hồng cần phải nộp thêm một vài khoản chi phí khác như: phí thẩm định hồ sơ, phí làm Giấy chứng nhận mới,… Tùy theo quy định của địa phương. Bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng có thể thỏa thuận người nộp khoản chi phí này khi làm hợp đồng trong thủ tục mua bán nhà đất có sổ hồng.

thu tuc mua ban nha dat co so hong (2)
Thủ tục mua bán nhà đất có sổ hồng

Đăng ký sang tên sổ hồng tại cơ quan có thẩm quyền

Sau khi hoàn thành việc công chứng các giấy tờ và nghĩa vụ tài chính, bên mua và bên bán có thể đến UBND xã, phường hoặc Văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất để làm thủ tục sang tên sổ hồng.

>> Chi tiết xem thêm: Thủ tục sang tên sổ hồng

Nhận kết quả sang tên sổ hồng. Hoàn tất thủ tục mua bán nhà đất có sổ hồng

Việc đăng ký sang tên sổ hồng hoàn tất. Việc cuối cùng cần làm trong thủ tục mua bán nhà đất có sổ hồng là bên mua đến cơ quan thực hiện thủ tục sang tên để nhận sổ hồng mới mang tên mình. Thông thường, thời gian thực hiện thủ tục sang tên sổ hồng là không quá 10 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ. Sau khi các cơ quan có thẩm quyền ký xác nhận thông tin biến động trên sổ hồng, thời gian nhận kết quả là 03 ngày. Vậy bên mua có thể đợi từ 10 – 15 ngày để có thể cầm trên tay cuốn sổ hồng chính chủ.

Trên đây là hướng dẫn chi tiết khi thực hiện thủ tục mua bán nhà đất có sổ hồng. Việc làm thủ tục này cũng tương tự khi mua bán với nhà đất có sổ đỏ. Nhaphonet.vn mong rằng đây là những thông tin hữu ích dành cho bạn.
Mọi thắc mắc khác xin vui lòng liên hệ hotline: 1900 0357 để được giải đáp.

Chuyên mục: Tin tức bất động sản