6 nguyên tắc phong thủy trong xây dựng nhà ở không thể không biết

Phong thủy trong xây dựng nhà ở có vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới đường sức khỏe, tài lộc và công danh của mỗi gia đình. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách thiết kế không gian nhà đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu về mặt phong thủy cùng các lưu ý quan trọng để mang lại sự bình an, viên mãn cho cả gia đình.

Quan sát vị trí phong thủy trong xây dựng nhà ở

Một ngôi nhà được xây dựng trên một mảnh đất tốt sẽ góp phần tạo nên cuộc sống sung túc, viên mãn cho gia đình. Nhưng ngược lại, nếu mảnh đất xây dựng nhà ở xấu sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tài vận của các thành viên sống trong nhà. Vì vậy, phong thủy trong xây dựng nhà ở vô cùng chú trọng các yếu tố xung quanh mảnh đất xây dựng như: vị trí, hình dạng,mệnh trạch… để đưa ra quyết định phù hợp. Một số lỗi xung quanh mảnh đất xây dựng mà gia chủ cần chú ý như:

  • Mảnh đất nằm phía trên nền giếng cũ: Theo phong thủy, nền giếng cũ mang rất nhiều âm khí, khi tiến hành xây dựng nhà ở sẽ làm ngôi nhà mất đi sự cân bằng âm dương, tổn hại sức khỏe, sinh khí của gia đình.
  • Mảnh đất nằm dưới chân núi, sườn dốc: Mặc dù có phong cảnh không tồi nhưng những nơi này  rất dễ xảy ra sạt lở, ngập lụt, đe dọa tới cuộc sống của các thành viên trong nhà.
  • Mảnh đất có nền trũng, thấp: Theo luật phong thủy trong xây dựng nhà ở, vị trí đất cũng sẽ ứ đọng rất nhiều tà khí, ảnh hưởng xấu tới tiền tài, sức khỏe của gia đình.
  • Mảnh đất cạnh miếu, đền, chùa: Những mảnh đất ở gần miếu đền sẽ dễ bị hút hết linh khí, nên xây dựng nhà ở đây sẽ khiến tinh thần gia chủ sa sút, gây ảo giác, u uẩn.
  • Mảnh đất phía sau các công trình cao: Những mảnh đất có công trình nhà cao tầng, ống khói, núi chắn phía trước sẽ không tốt khi xây dựng nhà ở, làm cản trở nguồn sinh khí vào nhà, ảnh hưởng tới trường khí của ngôi nhà.
  • Mảnh đất thụt về phía sau so với các nhà cùng dãy: Theo phong thủy trong xây dựng nhà ở, việc xây nhà thụt về phía sau so với các nhà cùng dãy sẽ phảm phải lỗi “thác nha” hay còn gọi là răng khểnh khiến gia đình không êm ấm.
  • Mảnh đất nhô cao so với các nhà cùng dãy: Đây là dáng đất phạm phải lỗi “cô nhạn xuất đầu”, xây dựng nhà ở tại đây sẽ khiến gia chủ dễ góa vợ(chồng), cuộc sống hiu quạnh.
  • Mảnh đất nằm phía sau bãi hoang, bãi rác, bãi tha ma, nhà đổ nát…: Theo phong thủy xây dựng nhà ở, những mảnh đây xây dựng gần các khu vực này rất dễ nhiễm âm khí, tà khí khiến gia đình dễ mắc bệnh tật, gặp chuyện bất trắc.

>> Xem Thêm: 

phong-thuy-trong-xay-dung-nha-o-vi-tri
Quan sát các yếu tốt xung quanh mảnh đất xây dựng nhà ở

Các trường phái thiết kế phong thủy trong xây dựng nhà ở

Hiện nay có rất nhiều trường phái phong thủy nhà ở được lưu hành với những quy định và các phép tính toán đặc trưng để luận ra kết quả phong thủy tốt hay xấu. Trong đó, 5 trường phái phong thủy trong xây dựng bố trí nhà ở thịnh hành nhất bao gồm:

  • An Thần Sát: Là trường phái đỉnh cao nhất trong phong thủy trong xây dựng nhà ở. Để đạt được sự ứng nghiệm khi dùng trường phái này, gia chủ cần phải tính toán các yếu tố một cách tuyệt đối để sắp xếp bố cục ngôi nhà, mở cửa chính, cửa cổng phù hợp.
  • Phong thủy Bát Trạch: Là trường phái thiết kế phong thủy trong xây dựng nhà ở dựa trên mệnh trạch và cung mệnh của gia chủ để tính toán lựa chọn ra các hướng nhà, phòng ngủ, bàn thờ, phòng khách, phòng bếp… thuộc các cung đẹp, đón vận khí tốt vào nhà.
  • Phong thủy Địa Khí: Là trường phái thiết kế phong thủy trong xây dựng bố trí nhà ở dựa trên việc đo đạc năng lượng, khí đất để xác định mảnh đất đó có phát về quan trường, kinh doanh, hay đất gây bệnh…Nếu gặp khu đất có năng lượng xấu thì có thể tìm cách hóa giải kịp thời.
  • Phong thủy Loan Đầu: Là trường phái dựa trên khảo sát các yếu tố xung quanh mảnh đất như con đường, dòng sông, ao hồ, ngôi nhà,… ảnh hưởng như thế nào tới phong thủy của ngôi nhà. Nếu có yếu tố ảnh hưởng xấu tới phong thủy ngôi nhà thì cần tìm cách hóa giải phù hợp.
  • Huyền Không Phi Tinh: Trường phái này sẽ dựa vào năm nhập trạch và xây dựng nhà, số độ là bàn của hướng ngôi nhà để xác định các thế trận sao và ảnh hưởng của chúng. Từ đó, đưa ra bản thiết kế mở cửa chính, làm cửa cổng, cửa phụ, tiểu cảnh của ngôi nhà…

    phong-thuy-trong-xay-dung-nha-o-nha-cac-truong-phai
    5 trường phái phong thủy trong xây dựng nhà ở phổ biến

6 nguyên tắc thiết kế các phòng hợp phong thủy trong xây dựng nhà ở

Khi thiết kế nhà ở, gia chủ cần có sự sắp xếp và bố trí của yếu tố như cửa chính, hướng bàn thờ, bếp, phòng ngủ… một cách phù hợp và hài hòa mới có thể đảm bảo các tiêu chuẩn về phong thủy.

Bố trí cửa chính chuẩn phong thủy trong xây nhà ở

Việc bố trí cửa chính theo chuẩn phong thủy nhà ở là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến tài vận và sức khỏe của cả gia đình. Cửa chính cần phải được mở theo hướng phù hợp với tuổi mệnh của gia chủ.

Theo quan niệm phong thủy trong xây dựng nhà ở, gia chủ nên tránh mở hướng cửa chính tại các vị trí sau:

  • Vị trí có vòng cung gấp khúc hay con đường đâm thẳng vào nhà.
  • Vị trí cửa chính nhà đối diện.
  • Vị trí có góc tường nhà hàng xóm, góc đình, mái chùa…

Kích thước cửa chính cũng cần được đo đạc,tính toán một cách phù hợp với không gian nhà. Bởi trong phong thủy xây dựng nhà, nếu cửa quá nhỏ sẽ hạn chế nguồn sinh khí, ảnh hưởng đến sức khỏe và tài lộc của gia đình. Ngược lại, cửa chính quá lớn sẽ làm năng lượng tốt dễ dàng thoát ra ngoài, tiền của không giữ được.

phong-thuy-trong-xay-dung-nha-o-cua-chinh
Vị trí đặt của chính theo chuẩn phng thủy xây dựng nhà ở

Bố trí phòng thờ hợp phong thủy trong xây dựng nhà ở

Vị trí đặt phòng thờ là một trong những quan tâm hàng đầu khi xem xét phong thủy trong xây dựng nhà ở. Phòng thờ được đặt ở vị trí tốt sẽ đem đến bình an, hạnh phúc cho gia đình. Ngược lại, phòng thờ và bàn thờ bị đặt sai vị trí sẽ gây ra những tai họa nghiêm trọng lên tài vận của gia đình. Những vị trí nên và không nên đặt phòng thờ phong thủy trong xây dựng nhà ở bao gồm:

  • Phòng thờ nên đặt ở không gian riêng, tách biệt với các khu tiện ích khác trong nhà để đảm bảo sự tôn nghiêm và yên tĩnh.
  • Phòng thờ nên đặt ở những nơi thoáng đãng, không có ánh sáng và gió quá mạnh chiếu vào làm mất cân bằng âm dương, cản trở bát hương tích tụ linh khí.
  • Gia chủ nên tránh đặt bàn thờ quá gần hoặc tựa lưng vào cửa sổ, phía bên dưới bể chứa nước hoặc giường ngủ để tránh thất thoát tài vượng.
  • Gia chủ cần tránh đặt phòng thờ tại các vị trí có công trình vệ sinh ở phía trên hoặc phía dưới để không phạm thượng với thế giới tâm linh, mang tai ương tới cho các thành viên trong gia đình.

    phong-thuy-trong-xay-dung-nha-o-phong-tho
    Đặt phòng thờ theo chuẩn phong thủy nhà ở

Bố trí bếp theo chuẩn phong thủy trong xây dựng nhà ở

Hướng đặt bếp của ngôi nhà được đặt ở vị trí chính xác không những có khả năng hóa giải được các sai sót phong thủy trong xây dựng nhà mà còn giúp thu hút tiền của cho gia đình. Nguyên tắc khi đặt hướng bếp là “tọa hung hướng cát”, tức là đặt tại các cung xấu trong nhà và quay mặt về hướng tốt, hợp mệnh của gia chủ.

Bếp không nên đặt ở đối diện phòng tắm, nhà vệ sinh bởi  bếp thuộc hành hỏa, khắc kỵ với yếu tố mang hành thủy như nhà vệ sinh, phòng tắm. Bên cạnh đó, gia chủ kiêng kị đặt bếp ở đối diện phòng ngủ, phòng thờ để tránh làm hỏa khí sinh ra từ bếp ảnh hưởng, làm hại tới sức khỏe và tình cảm gia đình.

Thiết kế phòng ngủ theo phong thủy xây nhà ở

Theo phong thủy trong xây dựng nhà ở, phòng ngủ không chỉ là không gian để nghỉ ngơi mà còn có ảnh hưởng đến hạnh phúc của gia đình. Gia chủ cần lựa chọn vị trí “tọa cát-hướng cát” để bố trí phòng ngủ.

Vị trí kê giường theo luật phong thủy xây nhà ở nên được bố trí một cách hài hòa với không gian phòng. Gia chủ tuyệt đối không nên kê giường bên trên khu vực bếp, bàn thờ, và quay hướng giường đối diện cửa sổ, cửa ra vào, cửa phòng vệ sinh, phòng bếp… Gia chủ không đặt giường phía dưới xà ngang, đèn chùm, quạt trần… gây ảnh hưởng tới sức khỏe của gia đình.

phong-thuy-trong-xay-dung-nha-o-phong-ngu
Bố trí phòng ngủ hợp phong thủy nhà ở

Thiết kế khu vệ sinh đảm bảo phong thủy xây dựng nhà ở

Công trình vệ sinh cũng là một trong những yếu tố quan tâm hàng đầu khi xây dựng nhà ở. Dựa trên quan niệm phong thủy trong xây dựng nhà, phòng vệ sinh cần đặt ở vị trí khuất, tại các cung xấu và nhìn ra hướng tốt để thoát cách luồng khí xấu trong nhà. Gia chủ có thể lựa chọn các góc không được vuông vắn trong nhà để đặt phòng vệ sinh.

Khi lên bản thiết kế nhà ở, gia chủ tuyệt đối đặt phòng vệ sinh ở vị trí phía trên phòng thờ, giường ngủ và khu bếp để không gây hại tới sức khỏe của gia đình. Ngoài ra, gia chủ cần tránh đặt công trình vệ sinh ở gần cửa chính, cửa ra vào hay vị trí trang trọng như phòng khách.

Đặt cầu thang chuẩn phong thủy trong xây dựng nhà ở

Theo phong thủy trong xây dựng nhà ở, thiết kế cầu thang cũng cần đảm bảo bậc đầu tiên và bậc cuối cùng đều rơi vào cung tốt. Tổng số bậc thang trong 1 tầng chia cho 4 phải dư 1 hoặc 2.

Kích thước bậc, độ dốc hay diện tích chiếu nghỉ (nếu có)… của cầu thang cũng cần được tính toán sao cho phù hợp với thiết kế của ngôi nhà.

Gia chủ nên tránh đặt và thiết kế cầu thang theo các kiểu sau:

  • Vị trí “ Trung cung” hay giữa nhà: Theo luật phong thủy trong xây dựng nhà ở, cách thiết kế này khiến ngôi nhà như bị làm 2 phần, mất đi sự hoàn chỉnh, làm năng lượng trong không gian nhà bị thiếu hụt nghiêm trọng. Hơn nữa, theo phong thủy Ngũ Hành, đây là vị trí cấm kỵ đặt cầu thang vì “trung cung” của ngôi nhà thuộc hành Thổ, cầu thang lại thuộc hành Mộc, tương khắc với nhau.
  • Vị trí thẳng cửa ra vào: Gia chủ không nên đặt cầu thang thẳng hàng với cửa ra vào vì sẽ khiến vượng khí không được cân bằng trong không gian nhà ở.
  • Vị trí cuối nhà: Khi xây dựng nhà ở theo phong thủy, gia chủ cần tránh đặt cầu thang ở cuối nhà vì sẽ khiến sinh khí trong nhà bị suy giảm, ảnh hưởng tới sức khỏe và tài lộc của các thành viên trong nhà.
  • Kiểu cầu thang hình xoắn ốc: Theo phong thủy xây nhà ở, kiểu cầu thang này sẽ khiến vượng khí trong nhà bị xoắn lại, gia đình luôn gặp điều không lành trong cuộc sống.
  • Kiểu cầu thang bậc hở: Theo quan niệm phong thủy, gia chủ không nên thiết kế kiểu cầu thang bậc hở để tránh làm thất thoát vượng khí của ngôi nhà, gây ảnh hưởng đến tài vận và sức khỏe của cả gia đình.

    phong-thuy-trong-xay-dung-nha-o-cau-thang
    Các kiểu thiết kế cầu thang nên tránh trong phong thủy nhà

Lưu ý phong thủy trong xây dựng nhà ở theo trường phái Bát Trạch

Theo phong thủy Bát Trạch, gia chủ cần lưu ý tới một số điều sau để tránh những xảy ra những hậu quả không đáng có.

Xem tuổi phong thủy trong xây dựng nhà ở

Trước khi bắt tay vào xây dựng hay tu sửa nhà cửa, gia chủ cần phải xem xét tuổi để chọn ra thời điểm thích hợp để xây nhà. Bởi xây nhà ở năm hợp tuổi thì mọi sự mới được thuận lợi, suôn sẻ. Khi xem tuổi làm nhà, gia chủ cần tránh những năm tam tai, kim lâu hay hoang ốc để ngôi nhà hấp thụ được vận khí tốt.

Dựa trên kinh nghiệm phong thủy trong xây dựng nhà ở, các độ tuổi thích hợp để xây dựng, tu sửa nhà cửa là 27, 36, 45, 54, 63. Khi gia chủ bắt buộc phải xây nhà trong năm không hợp tuổi thì có thể tiến hành mượn tuổi người khác để xây dựng (gia chủ nên lựa chọn mượn tuổi người có độ tuổi từ 27 đến 63)

Gia chủ nên tìm hiểu thêm cách xem phong thủy nhà ở theo tuổi để có sự chuẩn bị kỹ lưỡng nhất trước khi tiến hành thi công xây dựng không gian sống của gia đình. 

Xem ngày giờ động thổ phong thủy trong xây dựng nhà ở

Xem ngày giờ động thổ trước khi thi công xây dựng nhà ở là một tục lệ lâu đời nhằm giúp gia đình gặp được nhiều may mắn, tránh tai họa trong cuộc sống.

Gia chủ nên tìm hiểu và lựa chọn ngày và giờ hoàng đạo hợp với tuổi mệnh để làm lễ xin phép Thổ Công, thần linh cho tiến hành động thổ. Những ngày xấu cần tránh lựa chọn làm lễ động thổ như: Kiếp sát, hắc đạo, trùng tu, trùng tang,…

phong-thuy-trong-xay-dung-nha-o-xem-ngay-dong-tho
Chọn ngày giờ hoàng đạo để tiến hành động thổ xây dựng

Phong thủy trong xây dựng nhà ở có yếu tố thủy cảnh

Đối với các mảnh đất có thủy cảnh thì gia chủ cũng cần lưu ý để có sự bố trí phù hợp nhất về phong thủy trong xây dựng nhà ở. Cụ thể:

  • Ngôi nhà có dòng nước uốn quanh, chảy dịu nhẹ: Gia đình bình yên, hòa thuận, vui vẻ.
  • Ngôi nhà có tú thủy triều môn ( hay dòng nước đẹp chầu về): Gia chủ phát tài phát lộc.
  • Ngôi nhà có dòng nước chảy thẳng vào cửa: Gia đình sức khỏe yếu, dễ mất người, tiền tài tiêu tán…
  • Ao hồ xung quanh vị trí nhà ở: Ao hồ vuông trước cửa nhà- gia đình thịnh vượng; Hồ quá lớn- gia đình sức khỏe kém; Ao như lòng chảo- gia chủ phú quý giàu sang; Ao nhỏ, nhà lớn hay ao nhỏ nhà lớn- ảnh hưởng tới luồng sinh khí trong gia đình.

Lưu ý trong kiểu kiến trúc nhà ở phong thủy

Kiểu công trình được xây dựng sẽ phụ thuộc vào điều kiện kinh tế và nhu cầu sử dụng của mỗi gia đình. Tuy nhiên, có một lời khuyên từ các chuyên gia là không nên xây dựng quá thấp so với các nhà xung quanh, sẽ khiến khí trường của ngôi nhà bị đè nén.

Ngôi nhà có thể xây dựng thấp hơn các ngôi nhà nằm phía bên trái mảnh đất xây dựng. Bởi theo quan niệm “tả thanh long, hữu bạch hổ”- Thanh long có thể cao vạn trượng chứ không để bạch hổ cao hơn, lấn át thanh long.

Một số lưu ý cụ thể đối với từng kiểu nhà:

  • Đối với kiểu nhà 1 tầng: Theo phong thủy trong xây dựng nhà ở, kiểu nhà này cần được xây trên mảnh đất bằng phẳng và có sự tính toán kỹ lưỡng về phân phòng, bố trí cổng, cửa và đường ống nước. Đặc biệt, ngôi nhà phải có hướng cấp nước nằm bên trái và hướng thoát nước nằm ở phía bên phải để mang lại nhiều tài lộc, sức khỏe cho gia đình.
  • Đối với kiểu nhà tầng hình ống: Gia chủ xây từ 3-5 tầng và kết hợp thiết kế mái nhà theo hướng dốc lên cao sẽ rất đẹp theo phong thủy. Bởi, theo Ngũ Hành, số tầng từ 3-5 thuộc hành Mộc rất thích hợp với kiểu mái dốc cao thuộc hành Hỏa, “Mộc” sinh “Hỏa” mang lại may mắn, thịnh vượng.

    phong-thuy-trong-xay-dung-nha-o-nha-1-tang
    Phong thủy nhà ở đối với từng kiểu kiến trúc

Trên đây là 6 nguyên tắc về phong thủy trong xây dựng nhà ở cùng các trường phái thiết kế nhà chúng tôi đã tổng hợp được. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho gia chủ có thêm ý tưởng trong thiết kế không gian sống của gia đình.

Chuyên mục: Phong thủy