Nhà chưa hoàn thiện có nhập trạch được không?

Lễ nhập trạch được xem là một nghi thức phong thủy truyền thống để gia chủ đăng ký hộ khẩu với thần linh, tổ tiên, tuy nhiên câu hỏi nhà chưa hoàn thiện có nhập trạch được không là vấn đề tâm linh phong thủy được nhiều gia đạo quan tâm. Bài viết dưới đây của Nhaphonet.vn sẽ giải đáp thắc mắc nhà chưa xây xong có nhập trạch được không, bạn có thể tìm hiểu chi tiết!

Lễ nhập trạch là gì?

Ý nghĩa của lễ nhập trạch về nhà mới, thời điểm tốt nhất để tiến hành làm lễ nhập trạch, nhà chưa hoàn thiện có nhập trạch được không,… tất cả sẽ được giải đáp chi tiết trong nội dung thông tin dưới đây của Nhaphonet.vn.

Ý nghĩa của lễ nhập trạch về nhà mới

Lễ nhập trạch là một trong những nghi lễ truyền thống của người Việt, được thực hiện khi gia đình gia chủ chuyển đến một ngôi nhà mới. Theo quan niệm tâm linh phong thủy, lễ nhập trạch là một nghi thức thông báo, xin phép thần linh, thổ địa, gia tiên dọn đến ngôi nhà mới; đồng thời thể hiện sự biết ơn, thành kính của gia chủ, mong được thần linh và gia tiên phù hộ cho gia đình may mắn, hạnh phúc, tài lộc. 

Một trong những điều quan trọng nhất khi trong thủ tục nhập trạch nhà mới là chọn ngày lành tháng tốt  là văn khấn. Ngoài ra, để có một buổi lễ nhập trạch thuận lợi, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các lễ vật cũng như mâm cúng

nha-chua-hoan-thien-co-nhap-trach-duoc-khong
Theo quan niệm tâm linh phong thủy, lễ nhập trạch là một nghi thức thông báo, xin phép thần linh, thổ địa, gia tiên dọn đến ngôi nhà mới

Cách chọn ngày lành tháng tốt nhập trạch về nhà mới

Lễ nhập trạch thường được tổ chức vào ngày tốt, giờ hoàng đạo hợp mệnh tuổi của gia đạo theo tử vi phong thủy. Việc lựa chọn ngày giờ tốt để làm lễ nhập trạch sẽ giúp cho gia chủ có cuộc sống hưng thịnh, may mắn trong ngôi nhà mới, mọi chuyện diễn ra thuận lợi, suôn sẻ và tránh được nhiều vận xui, tai họa. Có nhiều cách chọn ngày đẹp để làm lễ nhập trạch, phổ biến nhất là chọn ngày nhập trạch theo giờ hoàng đạo, chọn giờ theo tuổi gia chủ và chọn ngày làm lễ nhập trạch theo hướng nhà

Chọn ngày làm lễ nhập trạch theo hướng nhà cũng là một phương pháp tâm linh được nhiều gia đạo áp dụng để đảm bảo phong thủy cát khí cho ngôi nhà, cụ thể:

  • Nhà hướng Đông, hệ Mộc cần tránh các ngày Dậu, Sửu, Tỵ của hệ Kim.
  • Nhà hướng Tây, hệ Kim tương khắc với những ngày Mùi, Hợi, Mão hệ Mộc.
  • Nhà hướng Nam, hệ Hỏa nên tránh ngày Tý , Thân, Thìn hệ Thủy.
  • Nhà hướng Bắc, hệ Thủy tránh ngày Dần, Ngọ, Tuất hệ Hỏa.

Ngoài ra, khi chọn ngày giờ nhập trạch, gia chủ nên tránh các ngày xấu trong lịch vạn niên hoặc các ngày mồng 1 và 15 âm lịch, tránh những ngày xấu đại kỵ trong năm như Dương công kỵ nhật, ngày Tam nương, Sát chủ, mang lại may mắn và bình an cho gia đình sau khi tiến hành lễ nhập trạch.

nha-chua-hoan-thien-co-nhap-trach-duoc-khong
Lễ nhập trạch thường được tổ chức vào ngày tốt, giờ hoàng đạo hợp mệnh tuổi của gia đạo theo tử vi phong thủy

Thủ tục làm lễ nhập trạch về nhà mới

Lễ nhập trạch mang ý nghĩa đánh dấu một khởi đầu.mới, thu hút may mắn, hưng thịnh, tài lộc cho gia đạo. Theo quan niệm phong thủy, thủ tục nhập trạch bao gồm nhiều bước, từ chuẩn bị lễ vật, chọn ngày tốt, đến việc đốt lò than và đọc văn khấn. 

Mâm cúng nhập trạch là một trong những nghi lễ truyền thống của người Việt Nam để thông báo với tổ tiên, thần linh về việc gia đình chuyển đến một nơi mới. Theo quan niệm dân gian, mâm cúng nhập trạch bao gồm 3 phần chính: Ngũ quả, hương hoa và mâm thức ăn. Ngũ quả bao gồm thường bao gồm 5 loại quả theo mùa như mít, dừa, đu đủ, xoài và chuối. Mâm lễ hương hoa thường được lựa chọn là hoa hồng, hoa đào, hoa mai và hoa lan, và mâm rượu ngâm, muối, gạo, nước, gà luộc, giò lụa,… 

Sau khi chuẩn bị đầy đủ mâm cúng, gia chủ cần thực hiện các bước sau đây để đảm bảo phong thủy nghi lễ nhập trạch:  

  • Bước 1: Chuẩn bị tiền vàng, lễ vật, mâm cúng, ba hũ muối, gạo và nước đặt vào bàn thờ.
  • Bước 2: Bật bếp, chuẩn bị pha trà cúng thần linh, gia tiên.  
  • Bước 3: Đọc văn khấn cúng nhập trạch bao gồm văn khấn thần linh và văn khấn gia tiên.
  • Bước 4: Lấy bát nước ngũ vị cùng gạo vàng, vảy nước vào các góc nhà, sau đó rắc gạo vàng thần tài.
  • Bước 6: Tạ ơn thần linh và gia tiên, tạ lễ hóa vàng 

Văn khấn trong lễ nhập trạch nhà mới có ý nghĩa phong thủy quan trọng, như lời kính xin các vị thần linh, thần tài, thổ địa… ban phúc lộc, may mắn, cát lợi cho gia đình. Vì vậy, gia chủ cần chuẩn bị văn khấn nhập trạch kỹ lưỡng để thể hiện lòng thành với thần linh và gia tiên.

Nhà chưa hoàn thiện có nhập trạch được không?

Nhà chưa hoàn thiện có nhập trạch được không là câu hỏi phong thủy được nhiều gia chủ quan tâm. Theo quan niệm dân gian, việc nhập trạch vào một ngôi nhà chưa hoàn thiện có thể mang theo những tác động tiêu cực đến quá trình xây dựng ngôi nhà, ảnh hưởng xấu đến cát lợi, tài vận và hòa khí gia đình. 

Trong giai đoạn xây dựng, ngôi nhà thường bụi bặm, không ổn định và có nhiều năng lượng âm khí xấu, gia chủ tiến hành lễ cúng nhập trạch vào ngôi nhà chưa hoàn thiện có thể gây ra tai họa, xui xẻo cho gia đạo, vượng khí gia đình bị giảm sút, mất mát tiền của, tài lộc, may mắn. Thời điểm tốt nhất để tiến hành nghi lễ nhập trạch khoảng 1-2 tuần sau khi đã di chuyển và sắp xếp xong đồ đạc trong nhà, đây là khoảng thời gian lý tưởng mang lại may mắn, ổn định, bình an cho gia đình gia chủ. 

nha-chua-hoan-thien-co-nhap-trach-duoc-khong-4
Theo quan niệm dân gian, việc nhập trạch vào một ngôi nhà chưa hoàn thiện có thể mang theo những tác động tiêu cực

Lưu ý khi thực hiện lễ nhập trạch vào nhà mới

Bên cạnh vấn đề nhà chưa hoàn thiện có nhập trạch được không, dưới đây là một số lưu ý khi thực hiện lễ nhập trạch vào nhà mới gia chủ cần tìm hiểu để đảm bảo cát khí phong thủy tốt cho ngôi nhà: 

  • Thời gian tốt nhất để thực hiện nghi lễ nhập trạch là vào ban ngày, đặc biệt là sáng sớm, tránh làm lễ vào chiều tối bởi có thể mang theo tài khí không tốt.
  • Bài vị thờ cúng tổ tiên và thần tài phải do chính gia chủ mang đến ngôi nhà mới. Còn những người khác trong gia đình có thể đi theo và cầm theo tiền để mang đến nhà mới.
  • Khi bước vào ngôi nhà mới, gia chủ nên mang chiếu hoặc tấm đệm đang sử dụng, sau đó, mang vào bếp lửa (có thể là bếp ga hoặc bếp dầu), chổi quét nhà, gạo, nước, và cuối cùng là lễ vật để cúng thần linh.
  • Lễ vật cúng thần linh nên được bày trên mâm theo hướng quy định bởi gia chủ hoặc theo hướng phong thủy.
  • Sau khi khấn thần linh, gia chủ nên thực hiện lễ cáo yết gia tiên trước khi bắt đầu dọn dẹp đồ đạc. Sau khi hoàn thành việc này, bạn có thể tổ chức lễ bái tạ thần phật và tổ tiên để xin ơn lành cho gia đình.
  • Trong ngày thực hiện nhập trạch, tránh những lời cãi vã và không làm đổ vỡ bát chén, chai lọ để tránh mang điều xấu vào ngôi nhà mới.

Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp nhà chưa hoàn thiện có nhập trạch được không được phân tích và tổng hợp bởi Nhaphonet.vn. Hy vọng gia đạo sẽ chọn được thời điểm tốt, hợp tuổi mệnh phong thủy đảm bảo thịnh vượng và an lành cho gia đình trong ngôi nhà mới.

Chuyên mục: Phong thủy, Tin tức