Bao sái bàn thờ có được xê dịch bát hương và cách thực hiện bao sái đúng chuẩn

“Bao sái bàn thờ có được xê dịch bát hương?” là thắc mắc rất nhiều gia đình khi thực hiện bao sái hằng năm. Bài viết sau đây sẽ trả lời cho câu hỏi này cùng với hướng dẫn cách thực hiện bao sái bàn thờ và những lưu ý quan trọng bạn cần biết. 

Ý nghĩa của việc bao sái bàn thờ

Theo quan niệm Phật giáo, bao sái bàn thờ có ý nghĩa là vệ sinh bàn thờ, thường được thực hiện trước 23 âm lịch hằng năm, tức là trước ngày cúng ông Công ông Táo. Sau 1 năm cúng bái, bát hương sẽ bị đầy khiến việc thắp hương sẽ trở nên khó khăn hơn. Đây là lúc gia chủ tiến hành bao sái bàn thờ để bày tỏ lòng thành kính, biết ơn tổ tiên trong đã phù hộ độ trì cho con cháu được suôn sẻ trong một năm vừa qua và mong một năm sắp tới bình an, hạnh phúc.

Theo phong thủy bàn thờ gia tiên, bàn thờ được coi là nơi hội tụ khí trường, linh khí của cả ngôi nhà, bàn thờ được sung mãn sẽ mang tới hạnh phúc, an lành cho gia đình. Bàn thờ và bát hương không được dọn dẹp sẽ khiến quá trình lưu thông khí bị cản trở, gây ảnh hưởng tới tài lộc, bình an của gia đình.

Theo quan niệm, khi có quá đầy chân hương trên bát hương, quá trình thắp hương sẽ khiến chân hương cắm không tiếp xúc được với mặt tro gây mất linh ứng. Bên cạnh đó, bát hương quá đầy sẽ khiến tàn nhang khi thắp rơi xuống dễ gây cháy.

Vì vậy, việc bao sái bàn thờ hằng năm là điều vô cùng cần thiết và chỉ diễn ra 1 lần trong năm nên rất được các gia đình Việt coi trọng. Các gia đình cần tuân thủ các nguyên tắc khi bao sái bàn thờ cũng như tìm hiểu các vấn đề như:  “Bao sái bàn thờ có được xê dịch bát hương không?”, “Khi bao sái cần đặt các vật phẩm thờ như thế nào?”…

bao-sai-ban-tho-co-duoc-xe-dich-bat-huong-y-nghi
Tầm quan trọng của việc bao sái bàn thờ dịp cuối năm

Bao sái bàn thờ có được xê dịch bát hương không?

“Bao sái bàn thờ có được xê dịch bát hương không?” là một câu hỏi phổ biến bởi việc xê dịch bát hương thông thường được xem là một đại kỵ trong văn hóa thờ cúng người Việt. Bát hương bị xê dịch sẽ gây “động” tới phần âm và những người đã khuất, phạm thượng làm mất lộc của gia đình hay gánh chịu những điều không may.

Vì vậy, trong tất cả các trường hợp, khi muốn xê dịch bát hương cần phải xin phép tổ tiên trước để không phạm đại kỵ gây ảnh hưởng tới gia đạo, tạo ra những hệ lụy cho gia đình và người trong họ, không ngoại trừ trường hợp bao sái bàn thờ có được xê dịch bát hương. Ngoài ra, khi bao sái bàn thờ gia chủ lỡ làm đổ bàn thờ vỡ bát hương hay làm động tới các vật phẩm thờ thì cần phải có biện pháp khắc phục ngay tức thì để tránh tai họa, xui xẻo xảy ra với gia đình.

bao-sai-ban-tho-co-duoc-xe-dich-bat-huong-khong
Bao sái bàn thờ có được xê dịch bát hương hay không?

Hướng dẫn tiến hành bao sái bàn thờ đúng chuẩn

Trước khi tiến hành bao sái bàn thờ, gia chủ cần thực hiện nghi lễ xin phép tổ tiên trước khi “động” tới các vật phẩm trên bàn thờ.

Chuẩn bị cho lễ xin phép bao sái bàn thờ

Để bao sái bàn thờ có được xê dịch bát hương và các vật phẩm khác trên bàn thờ, gia chủ cần chuẩn bị các lễ vật gồm: Đĩa xôi, đĩa hoa quả, 1 ấm trà và 1 bộ chén nhỏ,1 miếng thịt luộc, chén nước sôi để nguội, rượu, lọ hoa tươi, tiền vàng.

Gia chủ cần chuẩn bị các vật dụng để thực hiện bao sái bàn thờ như sau: Tấm vải sạch hoặc tờ báo sạch, khăn sạch, nước rượu gừng, chậu nước sạch.

bao-sai-ban-tho-co-duoc-xe-dich-bat-huong-chuan-bi-le
Hướng dẫn sắm lễ cho nghi thức bao sái bàn thờ

Các bước thực hiện bao sái bàn thờ

Bước 1: Lau dọn nhà cửa sạch sẽ, mở cửa nhà cho thông thoáng trước khi thực hiện bao sái.

Bước 2: Thắp hương làm lễ xin phép bề trên để thực hiện bao sái bàn thờ.

Gia chủ có thể tham khảo bài văn khấn sau đây:

bao-sai-ban-tho-co-duoc-xe-dich-bat-huong-van-khan-xin-phep
Tham khảo bài văn khấn xin phép bao sái bàn thờ gia tiên

Bước 3: Sau khi chờ hương tàn, gia chủ thực hiện lau dọn các vật phẩm trên bàn thờ lần lượt và cẩn thận bằng khăn sạch và rượu gừng. Có thể hạ đồ thờ xuống ngoại trừ bát hương. Các món vật phẩm khi thực hiện lau dọn cần phải xếp trang nghiêm, ngay ngắn và không được để một cách bừa bãi.

Bước 4: Trước khi bao sái bát hương, gia chủ cần rửa tay bằng rượu gừng. Lau bụi xung quanh và trên miệng bát hương bằng khăn khô  hoặc chổi lau riêng biệt. Trong quá trình bao sái gia chủ cần giữ chặt bát hương bằng 1 tay để tránh xê dịch.

Bước 5: Trước khi thực hiện bai sái bát hương, gia chủ cần dùng rượu gừng rửa sạch hai tay. Khi thực hiện, gia chủ chú ý tránh để cho bát hương bị xê dịch bằng cách dùng 1 tay giữ chặt bát. Tay còn lại thực hiện lau bụi xung quanh và trên miệng bát hương bằng khăn khô hoặc chổi chuyên dụng.

>> Xem thêm: Chuyển bàn thờ gia tiên sang vị trí mới

Bước 6:  Gia chủ tiến hành tỉa chân hương để lên tấm vải đã chuẩn bị sẵn và đen đi hóa. Gia chủ gom tro tàn của chân hương thả ra sông. Gia chủ không được lấy hết chân hương ra khỏi bát hương mà phải để lại 3, 5 hoặc 7 chân.

Bước 7: Lấy khăn khôn sạch để lau tro, bụi còn lại trên bàn thờ. Tiếp theo, lau bàn thờ với rượu gừng và lau lại một lần nữa bằng khăn khô.

Bước 8: Sau khi đặt lại vật phẩm thờ cúng vào đúng vị trí cũ trên bàn thờ, gia chủ cần thắp 9 nén hương khấn thỉnh các ngài về. Gia chủ có thể tham khảo bài văn khấn sau đây:

bao-sai-ban-tho-co-duoc-xe-dich-bat-huong-van-khan-thinh-than-tai
Tham khảo bài văn khấn thỉnh Thần Tài về lại bát hương

6 lưu ý khi thực hiện bao sái bàn thờ

Khi thực hiện bao sái bàn thờ, gia chủ cần chú ý những điều sau để tránh phạm phải những lỗi lầm làm hao tổn tinh khí, suy giảm tài lộc.

  • Trước khi thực hiện bao sái bàn thờ, gia chủ cần phải tắm rửa sạch sẽ, trang phục chỉnh tề và thành tâm.
  • Gia chủ có thể lựa chọn những ngày giờ đẹp sau để thực hiện bao sái bàn thờ: các giờ Mùi, Thìn, Tỵ ngày 24 tháng chạp; giờ Tỵ , Mão, Thân ngày 28 tháng chạp; giờ Tỵ, Thìn ngày 29 tháng chạp.
  • “Khi bao sái bàn thờ có được xê dịch bát hương không?” thì không nên, tốt nhất là tránh tuyệt đối. Khi lỡ làm xê dịch bát hương gia chủ nên thắp một nén hương xin xá tội và xin phép được bao xá bát hương và tỉa chân hương.
  • Gia chủ cần bao sái bát hương theo cấp vị từ cao xuống thấp và tránh tuyệt đối bao sái bát hương Quan thần sau bát hương của tổ tiên. Trong cách đặt bát hương bàn thờ Phật, gia chủ nên sử dụng khăn thấm nước ngâm cánh hoa hồng để lau ảnh Phật, tượng Phật thay cho rượu gừng khi bao sái.
  • Các vật phẩm trên bàn thờ trừ bát hương cần phải đặt xuống một chiếc bàn đã phủ sẵn giấy hoặc vải đỏ để lau. Gia chủ không lau trực tiếp đồ cúng trên bàn thờ.
  • Khi tiến hành lau bài vị, gia chủ nên dùng khăn thấm nước ấm để lau bài vị và lau từ thần Phật rồi mới tới tổ tiên, tuyệt đối không dùng nước lạnh.

    bao-sai-ban-tho-co-duoc-xe-dich-bat-huong-6-luu-y
    6 lưu ý trong quá trình bao sái bàn thờ gia tiên

Bài viết này giải đáp thắc mắc “Trong quá trình bao sái bàn thờ có được xê dịch bát hương không?” và các lưu ý khi dọn dẹp bàn thờ để thể hiện lòng biết ơn gia tiên đã phù hộ để có được một năm ấm no, khỏe mạnh và mong cầu một năm mới viên mãn.

Chuyên mục: Phong thủy