Kinh nghiệm đi Chùa Hà cầu duyên và bài khấn chi tiết

Chùa Hà là một trong những ngôi chùa nổi tiếng tại Hà Nội về cầu duyên, cầu tài lộc, bình an rất linh ứng. Nhiều bạn trẻ đã dâng lễ chùa Hà với mong muốn tìm được nửa kia phù hợp. 

Dưới đây là những chia sẻ chi tiết của Nhaphonet.vn khi đi Chùa Hà cách sắm lễ, cách khấn khi đi lễ chùa Hà mà bạn có thể tham khảo.

kinh-nghiem-di-chua-ha-3
Hình ảnh Chùa Hà nhìn từ phía ngoài

Đôi nét về chùa Hà cầu duyên nổi tiếng tại Hà Nội

Chùa Hà hay còn có tên gọi khác là Thánh Đức Tự, là ngôi chùa được xây dựng từ thời vua Lý Thánh Tông (1054-1072). Đây là ngôi chùa thờ cả Phật và Mẫu với ban thờ Phật và ban thờ Mẫu riêng.

Chùa Hà là một trong những chứng nhân lịch sử Hà Nội, trải qua nhiều năm thăng trầm và đã được tu sửa rất nhiều lần. Năm 1996, chùa Hà được Nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử văn hoá.

Chùa Hà hiện nay đang là một trong những địa điểm thu hút nhiều bạn trẻ tới dâng hương, dâng lễ cầu tình duyên mong tìm được nửa kia theo ý nguyện.

kinh-nghiem-di-chua-ha-4
Chùa Hà được giới trẻ truyền tai nhau là ngôi chùa cầu duyên rất linh nghiệm

Địa chỉ và cách di chuyển đến chùa Hà

Chùa Hà nằm tại phố chùa Hà, thuộc địa phận phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Nằm tại vị trí khá đắc địa gần vòng xuyến giao với đường Nguyễn Khánh Toàn và Trần Đăng Ninh nên việc di chuyển đến Chùa Hà cũng dễ dàng hơn. Bạn có thể lựa chọn di chuyển đến chùa Hà bằng phương tiện cá nhân hoặc xe buýt.

  • Nếu di chuyển bằng phương tiện cá nhân như ô tô, xe máy, xe điện, xe đạp, bạn có thể lựa chọn gửi xe trong chùa hoặc gửi phía bên ngoài gần cổng chùa và đi bộ vào bên trong chùa để làm lễ.
  • Nếu đi chùa Hà bằng xe buýt, bạn có thể lựa chọn tuyến buýt số 39, 12, 85, 98, 12, 07 và đi bộ thêm một đoạn là tới chùa Hà.
kinh-nghiem-di-chua-ha-2
Chùa Hà nằm tại vị trí đẹp nên rất dễ di chuyển bằng phương tiện cá nhân hoặc xe buýt

Thời gian mở cửa chùa Hà và thời điểm đi chùa Hà thích hợp nhất

Chùa Hà mở cửa từ sáng đến 18h chiều tất cả các ngày trong tuần. Hằng năm, tại Chùa Hà cũng tổ chức nhiều lễ hội như ngày 11/1 Âm lịch là kỷ niệm ngày sinh của Thành Hoàng, ngày 12/2 Âm lịch là ngày cầu mưa thuận gió hoà, cầu phúc, ngày 12/8 Âm lịch kỷ niệm ngày hoá của Thành hoàng. Vào mùng 1 hay ngày rằm, lượng người đi lễ tại chùa Hà rất đông, do vậy việc khấn vái tại bàn thờ Mẫu hay bàn Tam bảo có thể sẽ gây khó khăn.

Thời điểm thích hợp nhất để đi chùa Hà cầu duyên là các ngày thường, để đảm bảo không gian yên tĩnh, thanh tịnh hơn và bạn có nhiều thời gian để khấn vái hơn.

kinh-nghiem-di-chua-ha-8
Chùa Hà thu hút lượng đông người đến cầu bình an, tài lộc và tình duyên

Sơ đồ Chùa Hà

Chùa Hà được quy hoạch trong không gian rộng thoáng với sơ đồ cụ thể như sau: Ngoài cùng là cổng Tam quan có thiết kế 2 tầng và có cầu thang lên phía bên trái.

Di chuyển quan cổng Tam quan là chùa chính, sân chùa, khu vườn cây có hồ nước hình bán nguyệt. Phía bên cạnh hồ nước là bia đá Thánh Đức tự bi. Chùa chính được thiết kế theo kiểu chữ Đinh có tiền đường và thượng điện. Phía sau chùa là điện Mẫu gồm thần điện và phương đình.

Hướng dẫn cách đi lễ chùa Hà – kinh nghiệm đi chùa Hà

Đi lễ Chùa Hà cần chuẩn bị những gì? Nên cầu gì khi đi Chùa Hà? Thứ tự cầu chùa Hà và văn khấn Chùa Hà? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết dưới đây.

Đi chùa Hà cầu gì?

Chùa Hà hiện nay đang thu hút rất nhiều cá nhân, gia đình đến dâng hương lễ Phật cầu Thánh để xin bình an, sức khoẻ, tài lộc và đặc biệt là cầu duyên lành. Mặc dù ngôi chùa này không thờ ông tơ bà nguyệt nhưng Chùa Hà được các bạn trẻ truyền tai nhau là ngôi chùa cầu duyên rất linh ứng, giúp đường tình duyên được thuận lợi hơn. Vào các dịp cuối tuần, ngày rằm, mùng 1 đầu tháng, lễ tết, rất nhiều người đi chùa Hà, dâng lễ cầu tài lộc, bình an, tình duyên.

Chuẩn bị lễ đi chùa Hà

Đi lễ chùa Hà bạn cần chuẩn bị 3 lễ đặt ở 3 ban chính là lễ đặt ở ban Tam Bảo, lễ đặt tại ban Đức Ông, lễ đặt ban thờ Mẫu.

  • Lễ đặt tại ban Tam Bảo: Ban Tam Bảo thờ Phật nên không để các loại lễ mặn như thịt, rượu và tiền vàng. Mâm lễ ban Tam Bảo bạn nên chuẩn bị gồm hoa tươi, bánh kẹo, hoa quả tươi, thẻ hương, nến.
  • Lễ tại ban Đức Ông: bạn có thể dâng lễ có các món mặn, tiền vàng và có thêm trà, rượu, thuốc. Hoặc bạn cũng có thể chuẩn bị lễ giống lễ tại ban Tam Bảo và bổ sung thêm rượu, vàng.
  • Lễ tại ban thờ Mẫu: bạn cần lưu ý, nếu cầu duyên thì lễ tại ban Mẫu là mâm lễ quan trọng nhất. Mâm lễ cần chuẩn bị gồm hoa tươi, trầu cau, bánh kẹo, tiền lẻ, tiền vàng.
kinh-nghiem-di-chua-ha-7
Mâm lễ chùa Hà cần chuẩn bị đầy đủ để dâng 3 ban Tam Bảo, Đức Ông và ban thờ Mẫu

Đồng thời, đi kèm lễ, bạn cũng cần chuẩn bị 3 sớ cho 3 lễ tại ban Tam Bảo, ban Đức Chúa Ông, ban thờ Mẫu. Sớ bạn có thể mua ngoài cổng chùa, giá khoảng 50.000 đồng/ sớ.

kinh-nghiem-di-chua-ha-5-min
Phía bên ngoài cổng chùa Hà có nhiều cửa hàng bán lễ và sớ

Thứ tự đi lễ các ban khi đi chùa Hà

Trước tiên, bạn sắp lễ kèm sớ đã chuẩn bị sẵn từ trước tại gian nhỏ bên cạnh gian thờ chính, sau đó dâng lên 3 ban Tam Bảo, ban Đức Ông và ban thờ Mẫu.

Thứ tự thắp hương như sau: Thắp 5 nén hương, cắm lần lượt mỗi bát hương 1 nén và vái 3 vái theo thứ tự lần lượt lư hương, ban Đức Ông, ban thờ Tam Bảo, ban thờ Đức Thánh Hiền, ban thờ Mẫu.

Thứ tự khấn các ban: Sau khi thắp hương xong, bạn đi từng ban để khấn. Ban Đức Ông là ban cầu công danh tài lộc, ban Tam Bảo là ban cầu bình an, sức khoẻ, ban Đức Thánh hiền cầu tâm được khai sáng, học tập tốt. Bạn vái Đức Hộ Pháp và hai vị thập Nhị Diêm Vương ở 2 bên, mỗi bên 3 vái. Sau khi khấn tại ban Tam Bảo, đức Thánh Hiền và Đức Hộ Pháp, bạn di chuyển xuống khu đền Mẫu và cầu duyên.

kinh-nghiem-di-chua-ha-6-min
Bạn cần chú ý thứ tự thắp hương khi đi chùa Hà

Hướng dẫn cách khấn tại đền Mẫu chi tiết

  • Cởi giày dép và để phía bên ngoài cửa đền
  • Quỳ xuống và chắp hai tay lạy, mặt hướng lên trên, miệng đọc nhẩm bài khấn cầu duyên đã chuẩn bị sẵn. Bài văn khấn chùa Hà cầu duyên khá dài, nên bạn có thể học thuộc hoặc chép ra giấy để đọc cho trôi chảy hơn. Toàn bộ bài văn khấn như sau:
kinh-nghiem-di-chua-ha-van-khan-chua-ha
Tham khảo bài văn khấn tại Chùa Hà
  • Hướng mặt xuống phía dưới vái quan Âm Dinh và vái ngũ Hồ.
  • Di chuyển lại ban thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát và Sư Tổ vái mỗi ban 3 vái

Sau khi khấn tại đền Mẫu, bạn sang đình Bối Hà cầu tài lộc, bình an, nếu bạn không khấn thì chỉ cần vái 3 vái.

Sau khi khấn vái xong, quan sát thấy hương đã cháy được 2/3 thì bạn tiến hành hạ lễ tạ các ban, hoá tờ sớ, tiền vàng.

Một vài lưu ý quan trọng khi đi chùa Hà

Chùa Hà là nơi thờ Phật và Mẫu rất linh thiêng, nên khi đi lễ tại chùa Hà, bạn cũng cần lưu ý một số điều sau khi đi chùa Hà để giữ gìn không gian chốn thanh tịnh và việc cầu duyên, tài lộc, sức khỏe được linh nghiệm.

  • Chú ý mặc trang phục lịch sự: không nên đồ ngắn, cắt xẻ, hở hang, bạn có thể mặc quần dài hoặc mặc váy nhưng váy phải dài và kín đáo.
  • Tắt chuông điện thoại khi vào chùa, nói chuyện nhỏ nhẹ, không tạo ra tiếng động lớn
  • Không tuỳ tiện chạm tay, nghịch ngợm hiện vật làm hư hỏng cảnh quan trong chùa
  • Nếu đi chùa Hà cầu tình duyên, thì bạn chỉ nên cầu duyên khi duyên chưa tới, việc cầu duyên linh ứng nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào mỗi người, có người đi một lần đã tìm được duyên nhưng có người phải đi nhiều lần mới tìm được nửa kia.
  • Khi cầu tình duyên, bình an, sức khoẻ, khấn vái cần tập trung, toàn tâm toàn ý.

Gợi ý địa điểm tham quan khác gần chùa Hà 

Khu vực quận Cầu Giấy có nhiều địa điểm tham quan nổi tiếng mà bạn cũng có thể ghé qua sau khi đi chùa Hà như Bảo tàng Dân tộc học, công viên Nghĩa Đô Cầu Giấy.

Viện Bảo tàng Dân tộc học Hà Nội cách chùa Hà 650m

  • Bảo tàng Dân tộc học nằm tại đường Nguyễn Văn Huyên, cách chùa Hà chỉ 650m. Bảo tàng Dân tộc học là nơi lưu giữ nhiều kỷ vật, các công trình kiến trúc độc đáo của 54 dân tộc và một số nước khác trên thế giới.
  • Viên bảo tàng dân tộc học có thiết kế gồm 3 phân khu trưng bày Trống Đồng, khu trưng bày Cánh Diều, vườn Kiến Trúc. Mỗi công trình có đều có thiết kế độc đáo, có giá trị lịch sử, văn hoá.
  • Tại Bảo tàng Dân tộc Việt Nam thường xuyên tổ chức các chương trình nghệ thuật như múa rối nước, hát dân ca quan họ Bắc Ninh, tham gia các trò chơi dân gian như kéo có, trọi châu, đi cà kheo, làm đồ chơi, món ăn truyền thống vào các dịp tết cổ truyền.

Công viên Nghĩa Đô Cầu Giấy

  • Công viên Nghĩa Đô là một trong những công viên nổi tiếng tại quận Cầu Giấy với khuôn viên rộng, không gian xanh, rất phù hợp cho các hoạt động vui chơi, rèn luyện thể dục thể thao.
  • Tại công viên Nghĩa Đô có thảm cỏ và khu vui chơi dành cho trẻ em với các trò chơi leo dây, xích đu, cầu trượt, nhà bóng,…Khu trượt patin, khu tập luyện các bài tập Aerobic, khiêu vũ,…Công viên Nghĩa Đô nằm gần đối diện Bảo tàng dân tộc học, cách chùa Hà chỉ 650m.
  • Công viên Nghĩa Đô có bãi gửi xe dành cho cả ô tô và xe máy, bạn có thể yên tâm gửi xe và di chuyển vào trong vui chơi.

Trên đây là toàn bộ chia sẻ của Nhaphonet.vn về kinh nghiệm đi chùa Hà chi tiết mà bạn có thể tham khảo. Chúc bạn sớm tìm được ý chung nhân của mình, công việc luôn hanh thông, sức khoẻ dồi dào, bình an!

Chuyên mục: Địa điểm nổi bật