Kinh nghiệm tham quan Bảo Tàng Dân tộc học Việt Nam chi tiết

Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là một trong những điểm đến thú vị cho những du khách muốn khám phá, tìm hiểu thêm về nét đẹp văn hoá Dân tộc. Dưới đây là tổng hợp những thông tin và kinh nghiệm khám phá bảo tàng Dân tộc học Việt Nam cho những du khách lần đầu trải nghiệm.

bao-tang-dan-toc-hoc-viet-nam-2
Toàn cảnh bảo tàng Dân tộc học nhìn từ bên ngoài

Thông tin chung về bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

Dưới đây là một số thông tin về lịch sử, địa chỉ, cách di chuyển và giờ mở cửa bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.

Lịch sử bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

  • Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam có địa chỉ tại số 1 đường Nguyễn Văn Huyên, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội 8km.
  • Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, do Nhà nước đầu tư xây dựng và là một trong những bảo tàng nổi tiếng trong hệ thống các bảo tàng quốc gia tại Việt Nam.
  • Bảo tàng được ra đời với nhiều chức năng quan trọng gồm: nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản, phục chế hiện vật và tư liệu đồng thời tổ chức trưng bày và các hoạt động khác nhằm giới giới thiệu, quảng bá, giáo dục về văn hoá các Dân tộc tại nước ta và một số nước khác trên thế giới.
  • Bảo tàng được khởi công xây dựng từ năm 1981 với tổng diện tích quy hoạch ban đầu là 3.27 ha. Đến thời điểm hiện tại, bảo tàng được cấp thêm hơn 1ha và có tổng diện tích gần 4.5 ha. Công trình này được một kiến trúc sư người Tày có tên Hà Đức Linh thiết kế và nội thất được thiết kế bởi nữ kiến trúc sư người Pháp Véronique Dollfus.
  • Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam được thiết kế với 3 khu trưng bày chính gồm ở không gian ngoài trời và không gian trong nhà, gồm Vườn Kiến Trúc, khu trưng bày Trống Đồng và khu trưng bày Cánh Diều.
  • Đây được coi là điểm đến lý tưởng với nhiều bạn học sinh, sinh viên và du khách có đam mê, hứng thú và muốn khám phá phong tục tập quán, thói quen sinh hoạt, đặc điểm của 54 Dân tộc Việt Nam.
bao-tang-dan-toc-hoc-viet-nam-13
Bảo tàng dân tộc học nằm đối diện công viên Nghĩa Đô Cầu Giấy

Giờ mở cửa bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

Nhằm tạo điều kiện cho du khách tham quan, khám phá nét đẹp văn hoá dân tộc, bảo tàng Dân tộc học Hà Nội mở cửa các ngày trong tuần với thời gian từ 8h30 – 17h30 và đóng cửa vào ngày Thứ Hai. Vào các dịp lễ, thời gian mở cửa có thể thay đổi.

Cách di chuyển tới bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

Nằm tại vị trí khá đắc địa, cách trung tâm thành phố Hà Nội 8km, bạn có thể di chuyển dễ dàng tới bảo tàng Dân tộc học Việt Nam bằng phương tiện cá nhân hoặc xe buýt.

Di chuyển bằng phương tiện cá nhân

Nếu di chuyển bằng phương tiện cá nhân là xe điện, xe máy hoặc xe đạp, bạn có thể đỗ xe trong khuôn viên bảo tàng. Bãi gửi xe nằm gần vị trí cổng ra của bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.

Nếu di chuyển bằng ô tô cá nhân, bạn có thể chọn đỗ xe ngay tại một số điểm gần bảo tàng như Công viên Nghĩa Đô (nằm đối diện Bảo tàng).

bao-tang-dan-toc-hoc-viet-nam-3.jpg
Bãi gửi xe máy, xe đạp tại Bảo tàng Dân tộc học

Di chuyển bằng xe bus đi bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

  • Bạn có thể lựa chọn một trong 4 tuyến xe buýt để di chuyển bằng xe bus đến bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tuỳ thuộc vào vị trí bắt đầu.
    Tuyến 07: Cầu Giấy – Nội Bài có giá vé 8000 đồng/ lượt
    Tuyến 12: Chuyên tuyến công viên Nghĩa Đô – Đại Áng có giá vé 7.000 đồng/ lượt
    Tuyến 13: Chuyên tuyến công viên nước Hồ Tây – Học viện Cảnh sát có giá vé 7.000 đồng/ lượt
    Tuyến 38: Chuyên tuyến bến xe Thăng Long – Mai Động có giá vé 7.000 đồng/ lượt

Giá vé vào bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

Đối tượng Giá vé
Học sinh 10.000 đồng/vé
Sinh viên 15.000 đồng/vé
Người lớn 40.000 đồng/vé
Người khuyết tật, người cao tuổi, Dân tộc thiểu sổ giảm 50% giá vé

Bên cạnh đó, nếu khách hàng muốn tìm hiểu thêm về văn hoá các Dân tộc có thể sử dụng thêm dịch vụ thuyết minh bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh hoặc tiếng Pháp với mức phí như sau:

Ngôn ngữ Không gian Mức phí
Tiếng Việt Trong nhà 50.000 đồng
Ngoài trời 50.000 đồng
Không gian toàn bộ bảo tàng 100.000 đồng
Tiếng Anh Trong nhà 100.000 đồng
Tiếng Pháp Trong nhà 100.000 đồng

Tại bảo tàng Dân tộc học Việt Nam hiện nay cũng cung cấp dịch vụ chụp ảnh cho quý khách với mức phí chụp ảnh là 50.000 đồng đối với máy ảnh du lịch, 500.000 đồng với máy ảnh chuyên nghiệp.

Tham quan các khu trưng bày tại bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam có ba khu trưng bày gồm toà Trống đồng, vườn Kiến Trúc, toà Cánh Diều. Đây là ba khu trưng bày rất thú vị mà bạn không thể bỏ lỡ khi đến tham quan tại bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.

Khu trưng bày Trống Đồng mang đậm bản sắc văn hoá 54 Dân tộc Việt

Tòa nhà Trống Đồng bảo tàng Dân tộc học Việt Nam được thiết kế bởi kiến trúc sư người Tày Hà Đức Lịnh, có thiết kế ấn tượng gồm 2 tầng, mô phỏng theo hình trống đồng của văn minh Đông Sơn. Tổng diện tích trưng bày của toàn khu là 2000m2.

Toà Trống Đồng là nơi tái hiện lại những nét đặc trưng về văn hoá 54 Dân tộc Việt thông quan 15.000 hiện vật, 42.000 thước phim, ảnh, âm nhạc và các khu tái tạo sinh động. Đồng thời, tại đây cung cấp nhiều bài nghiên cứu hấp dẫn về văn hoá Dân tộc do các nhà nghiên cứu của bảo tàng thực hiện.

Lộ trình tham quan khu trưng bày Trống Đồng gồm 9 phần được hệ thống và nhất quán, tạo trải nghiệm thú vị cho du khách tham quan.

bao-tang-dan-toc-hoc-viet-nam-4.jpg
Hình ảnh khu trưng bày Trống Đồng

Khám phá nét đẹp văn hoá Đông Nam Á tại khu trưng bày Cánh diều

Toà Cánh Diều được khởi công xây dựng vào năm 2006, được thiết kế bởi các kiến trúc sư trường Đại học Xây dựng Hà Nội với mô phỏng hình Cánh diều, tượng trưng cho nét đẹp văn hoá truyền thống của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.

Toà cánh diều bảo tàng Dân tộc học Việt Nam gồm 4 tầng trong đó tầng 4 được bố trị là khu bảo quản hiện vật, 3 tầng còn lại gồm phòng làm việc, phòng thiết kế và chuẩn bị trưng bày. Tổng diện tích khu trưng bày Cánh Diều khoảng 500ha.

Khách tham quan toà Cánh diều sẽ được trải nghiệm 4 chủ đề trưng bày để hiểu hơn về văn hóa sinh hoạt, phong tục tập quán của người dân Đông Nam Á như: Tranh kính Indonesia, văn hoá Đông Nam Á, một thoáng châu Á, vòng quanh thế giới.

bao-tang-dan-toc-hoc-viet-nam-7
Khu Cánh Diều với 4 chủ đề trưng bày về văn hoá Đông Nam Á và các nước khác trên thế giới

Vườn Kiến Trúc – Khu trưng bày ngoài trời Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

Vườn kiến trúc là khu trưng bày ngoài trời lớn nhất tại bảo tàng Dân tộc học Việt Nam với tổng diện tích lên tới 2ha và 10 công trình kiến trúc dân gian khác biệt của 10 Dân tộc Việt , thể hiện sự đa dạng trong văn hoá các Dân tộc. gồm nhà của người Dân tộc Chăm, nhà người Việt, nhà dài Ê đê, nhà rông Bana, nhà sàn Tày, nhà nửa sàn nửa trệt người Dao, nhà trình tưởng của người Hà Nhì, nhà trệt Hmong, nhà mồ Giarai, nhà mồ Cơtu.

Vườn Kiến Trúc được bao phủ bởi cây xanh, có dòng suối nhân tạo chảy, mang tới không gian xanh mát, thoáng đãng, dễ chịu cho mỗi du khách ghé thăm.

vuon-kien-truc-bao-tang-dan-toc-hoc
Hình ảnh công trình nhà ở các dân tộc Việt tại khu Kiến Trúc

Trải nghiệm các hoạt động được tổ chức tại bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

Tham quan Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, du khách có cơ hội trải nghiệm các hoạt động, sự kiện văn hoá nghệ thuật được tổ chức thường xuyên như xem múa rối nước, nghe hát dân ca quan họ Bắc Ninh và tham gia nhiều trò chơi dân gian khác.

Xem múa rối nước tại bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

Múa rối nước là loại hình nghệ thuật sân khấu được ra đời từ nền văn hoá lúa nước. Thông qua những con rối được điều khiển bởi các nghệ sĩ múa rối nước sẽ tái hiện nhiều câu chuyện sinh hoạt, đời sống hàng ngày của các Dân tộc.

Lịch múa rối nước ở Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam vào thứ Bảy, Chủ Nhật hàng tuần tại khu vực dòng suối nhân tạo.

Giá xem múa rối nước tại đây dao động khoảng 90.000 đồng/vé dành cho người lớn và 70.000 đồng dành cho trẻ em.

bao-tang-dan-toc-hoc-viet-nam-mua-roi-nuoc
Mua rối nước là loại hình nghệ thuật đặc sắc được tổ chức tại bảo tàng

Nghe hát dân ca quan họ Bắc Ninh

Tại bảo tàng, du khách tham quan sẽ có cơ hội thưởng thức các bài hát dân ca quan họ Bắc Ninh, giới thiệu nét đẹp văn hoá, loại hình nghệ thuật đặc sắc và nổi tiếng tại Việt Nam. Tại đây, bạn cũng có thể tự mình thể hiện các ca khúc dân ca, hoà mình vào những giai điệu, không gian âm nhạc mang đậm bản sắc Dân tộc.

bao-tang-dan-toc-hoc-viet-nam-quan-hoa-bac-ninh
Dân ca quan họ Bắc Ninh được tổ chức nhằm quảng báo văn hoá dân tộc tới bạn bè quốc tế

Tham gia các trò chơi dân gian và tìm hiểu làng nghề thủ công

Các trò chơi dân gian như đánh đu, đi cầu kiều, ném còn,…chắc chắn sẽ là một trải nghiệm rất thú vị cho các du khách, đồng thời có cơ hội hiểu thêm về những trò chơi dân gian đang dần bị mai một trong hiện tại.

Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam cũng bố trí không gian để giới thiệu, quảng bá làng nghề thủ công Việt thông qua bàn tay khéo léo của các nghệ nhân thủ công như đan lát mây tre, dệt chiếu, dệt thổ cẩm, làm đồ chơi dân gian, làm gốm, làm giấy dó,…Tại đây cũng có khu vực trưng bày đồ lưu niệm tượng trưng cho nét đẹp, sự đa dạng về văn hoá của các Dân tộc Việt.

bao-tang-dan-toc-hoc-viet-nam-tro-choi-dan-gian
Trò chơi dân gian được tổ chức tại bảo tàng rất thú vị, thu hút nhiều người tham gia

Các hoạt động khác tại bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

Vào các dịp lễ Tết Nguyên đán, Tết Trung thu, ngày Quốc tế Thiếu nhi, bảo tàng Dân tộc học Việt Nam cũng thường xuyên tổ chức các hoạt động vui chơi, tham quan, trải nghiệm cho du khách, đặc biệt là đối tượng các em nhỏ.

  • Chương trình trung thu bảo tàng Dân tộc học Việt Nam được tổ chức thường niên nhằm giới thiệu các món đồ chơi dân gian tới các em nhỏ, hướng dẫn làm các món đồ chơi và món ăn truyền thống.
  • Chương trình Tết Nguyên Đán được tổ chức để du khách tham quan có trải nghiệm các trò chơi du xuân như kéo co, chơi quay, nhảy bao bố, đẩy gậy, đi cà kheo, chọi trâu, bắt chạch trong chum,….
bao-tang-dan-toc-hoc-viet-nam-10
Một buổi hướng dẫn làm trò chơi dân gian tại Bảo tàng dân tộc học Việt Nam

Địa điểm vui chơi, ăn uống gần bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam nằm tại vị trí khá đắc địa trên đường Nguyễn Văn Huyên, tại đây cũng tập trung nhiều địa điểm vui chơi, ăn uống khác như Công Viên Nghĩa Đô, Chùa Hà, Aha Cafe, nhà hàng Nét Huế – Nguyễn Văn Huyên, Trúc Lâm Restaurant,…mà khi tham quan bảo tàng, du khách cũng có thể ghé thăm.

Địa điểm tham quan khác gần bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

Chùa Hà

Chùa Hà nằm trên phố Chùa Hà, phường Dịch Vọng, Cầu Giấy, nằm cách bảo tàng Dân tộc học Việt Nam 700m, là một trong những ngôi chùa cầu duyên nổi tiếng được các bạn trẻ hiện nay quan tâm và đến thắp hương, cầu duyên. Chuyện cầu duyên tại Chùa Hà được mọi người truyền tai nhau là rất linh ứng, giúp cho nam nữ có đôi có cặp, dễ tìm được nửa kia phù hợp.

Tại chùa Hà hiện nay chỉ có bãi đỗ xe máy và xe đạp, nên nếu di chuyển bằng ô tô tới đây, bạn có thể lựa chọn gửi xe tại bên ngoài cổng chùa và đi bộ vào trong.

chua-ha-gan-bao-tang-dan-toc-hoc
Chùa Hà cách bảo tàng 700m, là ngôi chùa cầu duyên rất linh ứng

Công viên Nghĩa Đô

Công viên Nghĩa Đô nằm đối diện ngay bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Đây là một trong những công viên nổi tiếng tại Cầu Giấy có không gian xanh, diện tích rộng lên tới 47.000 ha, rất phù hợp cho các hoạt động thể dục thể thao, nghỉ ngơi, hóng gió.

Công viên Nghĩa Đô hiện có nhiều khu vui chơi cho trẻ nhỏ như thảm cỏ, các trò chơi xích đu, leo dây, cầu trượt…

cong-vien-nghia-do-gan-bao-tang-dan-toc-hoc.
Công viên Nghĩa Đô với không gian thoáng mát, trong lành

Địa điểm ăn uống gần bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

Trên đường Nguyễn Văn Huyên tập trung nhiều quán cafe, quán ăn, nhà hàng nổi tiếng mà bạn có thể tham khảo như:

  • Aha Cafe bảo tàng Dân tộc học Việt Nam chính thức mở cửa từ năm 2019, là cơ sở thứ 42 trong hệ thống cửa hàng cà phê. Aha cafe được nhiều khách hàng ưa chuộng bởi không gian thiết kế theo phong cách vỉa hè, đơn giản, mộc mạc nhưng có chất riêng.
  • Trúc Lâm Coffee nằm trong khuôn viên bảo tàng Dân tộc học Hà Nội với thiết kế truyền thống, không gian rộng, menu đa dạng và dịch vụ phục vụ tốt.
bao-tang-dan-toc-hoc-truc-lam-coffee
Hình ảnh một góc quán cà phê Trúc Lâm
bao-tang-dan-toc-hoc-truc-lam-coffee
Trúc Lâm Coffee nằm ngay trong khuôn viên bảo tàng
  • Nhà hàng Nét Huế nằm tại ngã tư Nguyễn Văn Huyên (số 15 đường Nguyễn Khánh Toàn) nổi tiếng với không gian sang trọng, mang đậm chất Huế, có sân để xe rộng đỗ xe máy và ô tô, chuyên các món ăn mang đậm hương vị Huế như bún bò Huế, hến xúc bánh tráng, bún hến, bún chả cá Thác lác, cơm Huế, chè Huế.
bao-tang-dan-toc-hoc-net-hue-2
Tận hưởng không gian sang trọng tại Nhà hàng Nét Huế
bao-tang-dan-toc-hoc-net-hue
Không gian bên ngoài Nhà hàng Nét Huế
  • Du khách tham quan cũng có thể lựa chọn dùng bữa tại nhà hàng chay Khun Thai với các món chay Thái rất đậm vị. Nhà hàng Khun Thai có địa chỉ tại 107-B8 Tô Hiệu, cách bảo tàng Dân tộc học Việt Nam 300m với khoảng 4 phút đi bộ.

Trên đây là những chia sẻ của Nhaphonet.vn về bảo tàng Dân tộc học Việt Nam mà bạn có thể tham khảo để có chuyến tham quan ý nghĩa, trọn vẹn cùng người thân và bạn bè. Chúc bạn có một chuyến đi vui vẻ, đầy trải nghiệm mới mẻ tại bảo tàng!

Chuyên mục: Địa điểm nổi bật