Quảng trường Ba Đình – Di tích lịch sử nổi bật của Hà Nội

Là một người dân Việt Nam, chắc hẳn ai cũng đều biết đến một trong những di tích lịch sử gắn liền với những dấu mốc quan trọng của kháng chiến Việt Nam mang tên quảng trường Ba Đình. Bài viết dưới đây sẽ giúp các độc giả hiểu kỹ thêm về quảng trường Ba Đình và những câu chuyện liên quan đến nơi trang nghiêm nhất của Thủ đô. 

Quảng trường Ba Đình ở đâu?

Như được biết từ chính tên riêng, Quảng trường Ba Đình thuộc quận Ba Đình và nằm trên đường Hùng Vương, ở gần những di tích nổi tiếng khác của Hà Nội như: “Lăng Bác, Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Hội trường Ba Đình, trụ sở Bộ Ngoại giao, văn phòng Chủ Tịch Nước, Đền Quán Thánh, Bảo tàng Hồ Chí Minh,…”

Nếu đi bằng xe riêng đến thì các bạn nên gửi xe tại phía sau của Bảo tàng Hồ Chí Minh qua phía đường Ngọc Hà, tại đây bạn có thể gửi cả xe máy lẫn ô tô và cũng chỉ cách vài phút đi bộ đến quảng trường Ba Đình. Nếu muốn đi bằng xe buýt tới đây thì bến xe gần nhất được đặt tại Lê Hồng Phong với những tuyến xe buýt số 18, số 09A và số 09ACT với giá vé đi một chuyến là 7.000 đồng.

quang truong ba dinh 1
Hình ảnh quảng trường Ba Đình và Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh

Diện tích của quảng trường Ba Đình Hà Nội

Quảng trường Ba Đình có tổng diện tích 32.000m vuông với chiều rộng 100m và chiều dài 320m. Nếu ai có băn khoăn về số ô cỏ thì quảng trường có tổng cộng là 168 ô cỏ cả lớn lẫn nhỏ nhỏ, xem giữa quảng trường là lối đi có chiều rộng 1,4m và chính giữa sân quảng trường là cột cờ cao gần 30m. 

Giới thiệu về quảng trường Ba Đình Hà Nội

Trước khi có thể đi thêm về thông tin liên quan đến quảng trường Ba Đình, ta cần phải hiểu được lịch sử của của nó. Quảng trường Ba Đình ban đầu là một khu vực nhỏ trong phạm vi của Kinh thành Thăng Long, nhưng sau khi Thực dân Pháp kiểm soát toàn, đến năm 1984 nơi đây đã bị thực dân Pháp phá đi để xây dựng vườn hoa Puginier(tên của một vị linh mục Pháp) vào đầu thế kỷ XX. Vào năm 1945, bác sĩ Trần Văn Lai được cử làm thị trưởng Hà Nội đã quyết định đặt lại các đường phố tê Pháp sang tiếng Việt lấy theo tên của những vị anh hùng. Cũng chính lúc này vườn hoa Puginer được đổi tên thành vườn Hoa Ba Đình để kỷ niệm cuộc khởi nghĩa chống Pháp tại Ba Đình, Thanh Hóa kéo dài từ tháng 9 năm 1886 đến tháng 1 năm 1887.

quang truong ba dinh 2
Hình ảnh cũ của quảng trường Ba Đình

Vào ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cuối cùng được ra mắt với quốc dân và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập và khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Với sự kiện này, Vườn hoa Ba Đình đã được nhiều người mệnh danh là quảng trường Ba Đình hay quảng trường Độc Lập, họ vẫn tiếp tục sử dụng tên gọi này khi Pháp tái chiếm lại Đông Dương và trả lại tên gọi Pháp cũ và cuối cùng tên gọi trở thành chính thức khi Hà Nội có lại quyền kiểm soát.

Ngoài ra, tại quảng trường Ba Đình Hà Nội còn diễn ra những dấu mốc lịch sử quan trọng như sau:

  • Mùa thu năm 1955, với chiến thắng Điện Biên Phủ đánh dấu sự kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp, Ngày 10/10/1955 người dân toàn thành phố người dân Hà Nội chào đón đoàn quân chiến thắng đã trở về và tiếp quản Thủ đô tại quảng trường Ba Đình.
  • Vào năm 1969, ngày 2 tháng 9 chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, ngày 9 tháng 9 Lễ truy điệu được cử hành trọng thể tại quảng trường Ba Đình.
  • Nhân ngày kỷ niệm 100 năm ngày sinh của chủ tịch Hồ Chí Minh, Lăng Bác được khánh thành vào năm 1990, trước của Lăng Chủ Tịch là quảng trường Ba Đình Hà Nội và ngay sát là vị trí của bảo tàng Hồ Chí Minh.

Lễ thượng cờ tại quảng trường Ba Đình

Điều đặc biệt của quảng trường Ba Đình khiến cho rất nhiều người dân quan tâm yêu thích đó là Lễ thượng cờ được diễn ra hàng ngày vào sáng sớm. Chính vì nếu mọi người có ý định đến xem thì phải thức dậy sáng sớm để có thể chứng kiến được nghi lễ linh thiêng và hào hùng này. Vào đúng 5h45 sáng, với tiếng nhạc hào hùng của nhạc sĩ Doãn Nho là bản “Tiếng bước dưới quân kỳ”, người dân nơi đây sẽ được thấy đoàn lễ khởi hành ở đằng sau lăng Bác. 

Đội hình được sắp xếp như sau: “gồm 3 người có nhiệm vụ mang lá cờ và thượng cờ trong đội Hồng kỳ, 34 quân nhân tượng trưng cho 34 chiến sĩ đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam và tổng cộng sẽ có 37 chiến sĩ tham gia. Nhiệm vụ của họ mỗi sáng được Đảng và Nhà nước đã giao phó dù là đơn giản nhưng rất linh thiêng chính là việc treo lá cờ Tổ quốc vào thời gian bắt đầu bình minh đánh dấu sự khởi đầu của một ngày mới.

Sau khi có hiệu lệnh chào cờ, Lá cờ sẽ được dần kéo lên bởi chiến sĩ của đội Hồng kỳ trong khi tiếng quốc ca Việt Nam vang lên hào hùng. Và đến khi kết thúc bài quốc ca cũng là lúc lá cờ sẽ được kéo lên cao nhất tại độ cao 29m, tung bay trước hừng đông cạnh lăng Bác.

quang truong ba dinh 3
Hình ảnh Lễ thượng cờ tại quảng trường Ba Đình

Và nếu là người xem, trong khoảng khắc trang trọng thượng cờ, người dân trên khuôn viên quảng trường Ba Đình sẽ buộc đề nghị ngưng lại các hoạt động cá nhân để đứng tại chỗ và hướng tới cột cờ để nghi lễ được tiến hành trang trọng. Sau khi thực hiện xong lễ thượng cờ, đội tiêu binh diễu hành một vòng trước cửa lăng Bác và quay trở lại vị trí ban đầu để chính thức kết thúc nghi lễ thượng cờ. Và chỉ khi đến 9h tối hằng ngày, nghi lễ hạ cờ sẽ được thực hiện bởi đội tiêu binh giống như lễ thượng cờ.

Chuyên mục: Địa điểm nổi bật