Đền Quán Thánh – nhân chứng lịch sử lâu đời của Hà Nội

Là một trong những di tích lâu đời nhất của Hà Thành, đền Quán Thánh đã thu hút rất nhiều du khách đến thăm và tìm hiểu thêm lịch sử gắn liền với địa điểm. Bài viết dưới đây sẽ là nơi giúp nhiều độc giả cập nhật các thông tin cần biết về đền Quán Thánh Hà Nội.

Đền Quán Thánh ở đâu?

Một trong những câu hỏi được gặp thường xuyên của các du khách chính là địa điểm của đền Quán Thánh vì có vài hiểu nhầm với thông tin này. Trái với vài nguồn thông tin, đền Quán Thánh không thuộc địa phận quận Hồ Tây mà thuộc quận Ba Đình, cụ thể hơn là đền nằm trên mặt đường Thanh Niên quận Ba Đình.

Ngoài đường Thanh Niên, đền Quán Thánh Hà Nội còn gần những tuyến đường như Thuỵ Khuê, Hùng Vương và phố Quán Thánh nên có rất đường đi khác nhau để đến được vị trí. Và một đặc điểm rất thuận lợi cho những du khách đang đi tour Hà Nội chính là từ đền chỉ cần vài phút đi bộ là có thể đến với những địa điểm di tích lịch sử khác như quảng trường Ba Đình, Phủ Chủ tịch Hồ Chí Minh, bảo tàng Hồ Chí Minh và chùa Một Cột,…

den quan thanh 1
Hình ảnh cổng của đền Quán Thánh

Bởi giao thông thoáng và thuận lợi tại đền Quán Thánh nên di chuyển xe riêng như xe máy hay ô tô không gặp cản trở nhiều và đều có chỗ gửi xe ở gần nên không cần phải lo lắng quá. Nếu các bạn có ý định di chuyển bằng những phương tiện công cộng thì có thể đi chuyến xe buýt tour có hai tuần hoặc nếu không thì với mức giá 7.000 đồng một chuyến đi thì các bạn có thể chọn những tuyến xe buýt số 14, số 33 và số 50 để đến nơi. Không cần phải lo đi bộ từ bến đến địa điểm vì bến xe sẽ ở ngay đối diện đền.

Và mọi người lưu ý đền Quán Thánh Hà Nội chỉ mở cửa từ 8h sáng đến 5h chiều mọi ngày trong tuần. Những trường hợp đặc biệt là ngày rằm hoặc mùng 1 đền sẽ mở sớm hơn từ 6h và đóng muộn hơn là 8h tối, và chỉ khi đêm giao thừa thì đền sẽ mở xuyên đêm.

Lịch sử đền Quán Thánh

Theo các tài liệu những ghi chép tìm được trên những văn bia và các sử sách, Đền Quán Thánh xuất hiện từ thời nhà Lý và đã được trùng tu nhiều lần theo các thứ tự năm như sau: 1618, 1677, 1768, 1836, 1843, 1893 và 1941.

Việc xuất kho để di tạo Trần Vũ Quán và pho tượng Thánh Trần Vũ được chủ trì bởi Trịnh Căn Chủ (con của chúa Trịnh Tạc) dưới thời trùng tu của vua Lê Hy Tông. Còn vai chỉ huy trực tiếp công việc đúc tượng Huyền Thiên Trấn Vũ là nhân Vũ Công Chấn, ông là người đều xuất bức tượng được đúc bằng đồng hun thay vì chất lượng gỗ được đề xuất trước vì lo ngại sự bền lâu của tượng. 

Tiếp đến một sự thay đổi nổi bật diễn ra năm 1794, khi Đô đốc Tây Sơn Lê Văn Ngữ của ở đời vua Cảnh Thịnh đã cho đúc thêm một chiếc khánh đồng lớn và đặt trong chính điện. Ngoài ra, đền có được đổi tên sang đền thành Chân Vũ Quán bởi vua Minh Mạng khi đi tuần thú Bắc Thành. Mặc dù sau đó ba chữ Hán này xuất hiện ở nóc trên cổng tam quan, bức hoành trong Bái đường vẫn được để là Trấn Vũ Quán.

Một thay đổi nhỏ nữa xảy ra vào năm 1842, chiếc vòng vàng đeo của tượng Thánh Trấn Vũ là do vua Thiệu Trị đến thăm đền và cấp tiền để đúc . 

Cho đến hiện nay, đền Quán Thánh có hai tên gọi, ngoài tên gọi chính ra thì tên thứ hai là Trấn Vũ Quán. Cả hai tên đều xuất hiện chữ “Quán” bởi nó chính từ vắn tắt cho “Đạo Quán”, là nơi thờ tự của Đạo Giáo.

den quan thanh 2
Ảnh chụp đền Quán Thánh đầu thế kỷ XX

Thêm một chút trivia nữa về đến chính là việc đền Quán Thánh và Chùa Trấn Quốc đều được cùng nhau công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia vào đợt đầu của năm 1962.

Đền Quán Thánh thờ ai?

Một câu hỏi khá phổ biến của nhiều độc giả là Đền Quán Thánh thờ ai? Câu trả lời là đền được lập ra để thờ Huyền Thiên Trấn Vũ, câu chuyện gắn liền với nhân vật thần thoại này là không những bảo vệ dân làng Long Đỗ ngày xưa mà còn trấn giữ cửa Bắc của kinh thành Thăng Long.

den quan thanh 3
Ảnh chụp phía bên trong đền Quán Thánh

Lễ hội đền Quán Thánh

Chỉ duy nhất ngày 3 tháng 3 âm lịch hằng năm, lễ hội đền Quán Thánh Hà Nội diễn ra, do chỉ diễn ra trong một ngày nên lượng người đến đây hôm đấy sẽ rất đông để dâng hương và cầu an. Một điều nên chú ý nữa là lượng khách sẽ rất đông vào những ngày đầu năm, thường từ mùng 1 đến 15 tháng Giêng, nên tôi khuyên mọi người nên lựa ngày phù hợp để tránh trường hợp đông người quá gây khó chịu. 

Đền Quán Thánh cầu gì?

Nếu bạn đến đền Quán Thánh Hà Nội cầu gì cho phải? Trước hết, điều đầu tiên khi đến đền Quán Thánh thì hãy dâng phẩm vật như bánh trái và dâng nén hương, sau đó việc cầu xin là do tùy tâm người cầu, nhưng phổ biến mọi người sẽ cầu cho sự ấm no hạnh phúc, mưa thuận gió hòa,…

Ngoài ra, khi đi khấn tại đền thì các bạn nên lưu ý rằng chuẩn bị bài văn khấn đi chùa hoặc đền là cần thiết. Đồng thời bạn cũng cần chuẩn bị đồ lễ cũng như bài văn khấn phù hợp khi đến đền Quán Thánh. 

 

Chuyên mục: Địa điểm nổi bật