Chùa Một Cột Hà Nội – Biểu tượng văn hóa ngàn năm

Trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, Chùa Một Cột Hà Nội vẫn là một biểu tượng của thủ đô ngàn năm văn hiến. Một ngôi chùa mang trong mình vẻ đẹp tao nhã của một đóa liên hoa.

Những điều cần biết về Chùa Một Cột Hà Nội

Với những giá trị văn hóa của mình, Chùa Một Cột Hà Nội được Tổ chức Kỷ lục Châu Á ghi nhận là ngôi chùa có nét kiến trúc độc đáo nhất Châu Á. Nơi đây trở thành niềm tự hào của người dân thủ đô.

Chùa Một Cột Hà Nội ở đâu?

Chùa Một Cột Hà Nội được xây dựng ở Thanh Bảo, huyện Quảng Đức thuộc phía Tây kinh thành Thăng Long xưa. Lúc bây giờ, chùa được gọi với rất nhiều cái tên mỹ miều như Liên Hoa Đài, Diên Hựu Tự, …v.v. 

chua-mot-cot-ha-noi-1
Toàn cảnh chùa Một cột Hà Nội

Ngày nay, Chùa Một Cột Hà Nội tọa lạc tại phố P. Chùa Một Cột, Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội. Chùa nằm ngay sau phố Ông Ích Khiêm và ngay cạnh bảo tàng Hồ Chí Minh. Thế nên, bạn chỉ cần đi theo chỉ dẫn của Google Map để tìm đến Chùa Một Cột ở Hà Nội

Chùa Một Cột Hà Nội mở cửa thời gian nào?

Chùa Một Cột Hà Nội thuộc khu di tích Quảng Trường Ba Đình và Lăng Bác bởi vậy khung giờ mở cửa đón khách thăm quan của Chùa Một Cột khá đặc biệt. Theo đó, Chùa đón khách thăm quan từ 7h00 đến 18h00. Tuy nhiên, du khách sẽ chỉ được thăm quan chùa tốt đa là 3 giờ. 

Giá vé thăm quan của Chùa Một Cột Hà Nội?

Chùa Một Cột Hà Nội là di tích lịch sử quốc gia vì thế nhà nước đang áp dụng nhiều chính sách để bảo tồn. Bên cạnh việc phải tuân thủ quy định nghiêm ngặt của chùa, du khách quốc tế và khách hành hương sẽ phải trả mức phí 25.000 đồng/lượt cho vé vào cửa. Trong khi đó, công dân Việt Nam được miễn phí vé vào cửa. 

chua-mot-cot-ha-noi-2
Toàn cảnh Chùa Một Cột Hà Nội

Lịch sử về Chùa Một Cột Hà Nội

Chùa Một Cột Hà Nội gắn liền với truyền thuyết với vua Lý Thái Tông được Quan Thế Âm Bồ Tát tặng một đóa hoa sen. Thế nên, Chùa Một Cột còn được người dân gọi là Liên Hoa Tự

Truyền thuyết về Chùa Một Cột Hà Nội

Theo Truyền Thuyết, Vua Lý Thái Tông mơ thấy Quan Thế Âm Bồ Tát tọa trên một đóa hoa sen và sau đó Phật Bà mời Vua cùng ngự với Bà. Khi biết câu chuyện, Thiên sư Thiền Tuệ đã khuyên Vua xây dựng một ngôi chùa mang tên là “Diên Hựu” với ý nghĩ là “Hạnh phúc lâu dài”

Sau đó, Vua đã cho khởi công xây dựng ngôi chùa theo giấc chiêm bao của mình. Chùa được xây dựng trên một cột đá giống như đóa sen mà vua thấy trong mơ. Từ đó, Chùa Một Cột Hà Nội gắn liền với giấc mơ của Vua Lý Thái Tông. Truyền thuyết này đã được người dân dựng thành vở kịch “Huyền tích chùa Một Cột” 

chua-mot-cot-ha-noi-3
Du khách đến thăm quan Chùa Một Cột

Lịch sử hình thành Chùa Một Cột Hà Nội

Chùa Một Cột Hà Nội được xây dựng vào năm 1049 dưới thời vua Lý Thái Tông. Sau này, ngôi chùa được trùng tu lại dưới thời vua Lý Nhân Tông. Vua cho đào hồ Linh Chiểu dưới chân chùa và cho thợ thủ công trang trí thêm một bông sen vàng trên đỉnh cột. 

Trải qua bao năm tháng, Chùa Một Cột Hà Nội đã được trùng tu và phục dựng nhiều lần dưới thời nhà Trần, Hậu Lê và nhà Nguyễn. Cho đến ngày nay, Chùa được phục dựng theo thiết kế của Nguyễn Bá Lăng sau khi giặc Pháp đặt thuốc nổ phá hủy vào năm 1954. 

Những nét độc đáo của Chùa Một Cột Hà Nội.

Chùa Một Cột Hà Nội được phục dựng hoàn toàn bằng gỗ, trên trụ đá có đường kính 1,2m và cao 4m. Phần thân trên trụ được khảm tám cánh gỗ tựa như bông sen nở. Điều này tạo nên nét độc đáo riêng của Chùa Một Cột ở Hà Nội. 

Cổng Tam Quan của Chùa Một Cột Hà Nội

Cổng của Chùa Một Cột Hà Nội được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống của các đình, chùa ở Việt Nam. Cổng tam quan của ngôi chùa bao gồm ba lối đi, trong số đó, cổng chính là rộng nhất.

Các họa tiết trên cổng của Chùa Một Cột Hà Nội được chạm khắc bằng những đường nét mang đậm tính hoa văn hóa dân tộc. Cặp tượng đá, câu đối trước cổng chùa giúp xua đuổi tà khí và tạo nên linh khí cho nơi đây.

chua-mot-cot-ha-noi-4
Ao sen của Chùa Một Cột Hà Nội

Bậc thang lên chính điện của  Chùa Một Cột Hà Nội

Du khách muốn bước vào chính điện của Chùa Một Cột Hà Nội cần phải trải đi qua 13 bậc thang với chiều rộng 1,4m. Mặc dù, chùa được phục dựng lại nhưng những bậc thang nơi đây vẫn giữ nguyên kiến trúc từ thời Lý. Đồng thời, hai bên gắn những bia đá ghi lại lịch sử của công trình.

Bàn thờ Quan Thế Âm Bồ Tát của Bàn thờ Quan Thế Âm Bồ Tát

Bàn thờ Quan Thế Âm Bồ Tát được đặt tại chính điện của Chùa Một Cột Hà Nội. Bàn thờ chính là sự thể hiện cho truyền thuyết về giấc mơ của Vua Lý Thái Tông. Đồng thời, “Bàn Thờ” cũng khắc họa hình ảnh Phật Bà ngồi trên đóa liên hoa.

Phật Bà được đặt ở vị cao nhất của Chùa Một Cột Hà Nội. Đồng thời, Quan Thế Âm Bồ Tát ngồi trên một đóa liên hoa bằng gỗ sơn son thiếp vàng. Xung quanh bàn thờ được bố trí đồ thờ theo giáo lý nhà Phật.

chua-mot-cot-ha-noi-5
Chùa Một Cột Hà Nội

Chùa Một Cột Hà Nội xứng danh là biểu tượng của thủ đô ngàn năm văn hiến. Chùa không chỉ mang những giá trị văn hóa mà còn góp phần thúc đẩy du lịch. Đồng thời, công trình này là một một trong những bằng chứng lịch sử về công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. 

Chuyên mục: Địa điểm nổi bật