Chùa Cót Hà Nội – Ngôi chùa lâu đời giữa thành phố Hà Nội

Thành phố Hà Nội là nơi tập trung khá nhiều các công trình tâm linh, di tích lịch sử, chúng đều là những địa điểm tham quan cho khách du lịch khi đến với Hà Nội. Trong đó Chùa Cót Hà Nội vừa là địa điểm tâm linh, vừa là di tích lịch sử gắn liền với chiến thắng của dân ta trước quân dịch. Cùng nhaphonet.vn tìm hiểu về ngôi chùa này qua bài viết dưới đây

Giới thiệu về chùa Cót Hà Nội

Chùa Cót, tên được gọi theo tên nôm của làng Kẻ Cót xưa, có tên chữ là Ngọc Quán Tự, có địa chỉ tại 188 phố Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Chùa được xây dựng vào khoảng thế kỷ XVII, đời nhà Lê Thần Tông, niên hiệu Dương Hòa (1635 – 1643).

chua cot ha noi
Đỉa điểm chùa Cót Hà Nội

Chùa Cót là nơi gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử của dân tộc. Vào năm 1945, nơi đây là cơ sở để tiếp tế lương thực cho bộ đội chiến đấu ở tuyến đường Cầu Giấy và Kim Mã. Năm 1972, chùa là nơi đặt Sở chỉ huy của chiến dịch bắn pháo đài trên không B52, bảo vệ bầu trời của Thủ Đô Hà Nội. Chùa Cót được nhận là Di tích lịch sử – văn hóa vào năm 1994

Chùa Cót Hà Nội là một trong số ít những ngôi chùa ở Hà Nội có khuôn viên rộng rãi, xung quanh có nhiều cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi cùng với ba hồ nước nhỏ. Bên trong có khuôn viên có tòa tháp bút có tên Phụng Thiên Bảo, cao 11 tầng. Tháp có hình lục giác mỗi tầng, mỗi 1 góc có đặt một pho tượng Phật nhỏ.

chua cot ha noi
Tháp bút trong chùa Cót

Để di chuyển đến chùa Cót, du khách có thể tới bằng nhiều cách. Nếu di chuyển phương tiện cá nhân, du khách có thể đi qua một số đường lớn như: đường Láng, phố Trung Kính, đường Dương Đình Nghệ. Hay có thể đi bằng xe ôm, taxi, grab… Đối với phương tiện xe bus thì không khuyến khích, vì điểm dừng cách chùa Cót Hà Nội rất xa, đi bộ khá khó khăn.

Tìm hiểu về kiến trúc của chùa Cót Hà Nội

Như đã nhắc ở trên, chùa Cót Hà Nội được xây dựng vào thế kỷ XVII. Sau qua bao năm tháng chiến tranh, chùa Cót đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Mãi đến cuối thế kỷ XX, nhà nước ra quyết định trùng tu toàn bộ lại chùa. Giờ đây, chùa đang theo lối kiến trúc: “nội công ngoại quốc” mang đậm phong cách của thời nhà Nguyễn.

chua cot ha noi
Bên trong chùa Cót Hà Nội

Bắt đầu từ cổng chính đi vào bắt gặp cổng chùa thiết kế theo phong cách tam quan, gồm 2 tầng, tầng 1 có 3 cửa theo kiểu truyền thống, tầng 2 có gác chuông. Sau cổng chính là một khu vườn nhỏ, ở giữa có sân khá rộng có đặt một tấm bia đá lớn trên lưng con rùa, trên đó ghi công những người đã bỏ tiền sửa, làm lại chùa. Hai bên sân là nhà giải vũ dẫn đến tiền đường gồm 7 gian 2 dĩ. Cuối sân dẫn đến hậu cung và trung đường, được xây theo hình chữ “nhị” trong tiếng Nôm, nơi đây có điện thờ mẫu gồm 5 gian 2 dĩ.

Trong sân của chùa Cót Hà Nội, có rất nhiều di vật có giá trị như: hoành phi, câu đối, chuông đồng, khánh đồng… cùng với hệ thống tượng thờ mang giá trị lớn về mặt văn hóa và lịch sử như: tượng A di đà, tượng Tam thế, Hộ Pháp, Đức Ông, tượng Mẫu…

Chùa Cót Hà Nội – nơi mọi người tìm sự bình an

Ngày nay, chùa Cót Hà Nội là địa điểm để tập hợp các phật tử phật quang cùng với các phật Hạnh vào thứ hai và thứ năm các buổi tối hàng tuần. Họ đến đây để tu tập, nghe giảng đạo lý, ngoài ra các phật tử còn được học võ miễn phí để có một sức khỏe tốt, song hành với việc tu tập

chua cot ha noi
Nơi tập trung các Phật tử

>> Xem thêm: Tìm hiểu về lưu ý khi đi chùa Hà – một ngôi chùa lớn khác thuộc quận Cầu Giấy, Hà Nội

Làng Cót không chỉ là công trình tâm linh, mà còn là di tích lịch sử gắn liền với nhiều chiến thắng của quân và dân ta, đến tận bây giờ vẫn một trong những điểm tham quan của những du khách, vẫn là tổ ấm tâm linh để mọi người tìm đến sự bình an

Chuyên mục: Địa điểm nổi bật