BẢN ĐỒ QUY HOẠCH THÀNH PHỐ NHA TRANG TỈNH KHÁNH HÒA ĐẾN NĂM 2025

Bản đồ quy hoạch thành phố Nha Trang đến năm 2025
Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà đến năm 2025, với những nội dung chủ yếu sau:

Tính chất của quy hoạch thành phố Nha Trang
Quy hoạch Nha Trang là trung tâm kinh tế khoa học kỹ thuật và giáo dục đào tạo của vùng duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
Là một trong những trung tâm du lịch có ý nghĩa quốc gia và quốc tế; trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật của tỉnh Khánh Hoà, có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng.
Phạm vi quy hoạch TP Nha Trang
Bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính thành phố Nha Trang và một số xã thuộc huyện Diên Khánh, có tổng diện tích khoảng 27.935 ha; được giới hạn như sau:

Phía Đông giáp biển Đông.
Phía Tây giáp thị trấn Diên Khánh.
Phía Nam giáp huyện Cam Ranh.
Phía Bắc giáp huyện Ninh Hoà.
Bản đồ phạm vi quy hoạch thành phố Nha Trang
Định hướng phát triển thành phố Nha Trang Khánh Hòa
Hướng phát triển thành phố Nha Trang được xác định trong mối quan hệ tổng thể với vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, vùng duyên hải Nam Trung Bộ, cả nước và quốc tế, cụ thể như sau:

Nguyên tắc phát triển thành phố biển Nha Trang
Mô hình phát triển của Thành phố dựa trên nguyên tắc gắn kết với các khu vực phát triển trong Tỉnh như khu kinh tế Vân Phong, khu vực Vịnh Cam Ranh và các khu vực khác trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; xác định mạng lưới các đô thị trong tỉnh Khánh Hoà và trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có tác dụng tương hỗ đối với sự phát triển của Thành phố; bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các khu vực bảo tồn thiên nhiên và sinh thái.
Quy hoạch định hướng phát triển không gian thành phố Nha Trang
Quy hoạch định hướng phát triển không gian thành phố Nha Trang

Phân tích, đánh giá đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Nha Trang đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt năm 1998; thiết lập cơ sở hệ thống dữ liệu thông tin địa lý (GIS) được tổng hợp trên cơ sở đánh giá thực trạng về phát triển kinh tế – xã hội, dân số, lao động, vấn đề đô thị hoá, đất đai, cơ sở hạ tầng xã hội và kỹ thuật, môi trường sinh thái; đề xuất hướng phát triển không gian của Thành phố.
Đề xuất các phương án phân vùng chức năng; xác định vùng phát triển đô thị, vùng phát triển công nghiệp, vùng sinh thái, du lịch sinh dưỡng, vùng nông nghiệp, vùng bảo tồn thiên nhiên.
Hướng phát triển không gian thành phố Nha Trang
Khu vực thành phố hiện hữu là trung tâm hành chính chính trị, văn hoá của Tỉnh: cải tạo nâng cấp, điều chỉnh để đảm bảo thực hiện chức năng du lịch và thương mại, nghiên cứu chuyển đổi chức năng sử dụng đất của bản đồ quy hoạch sân bay Nha Trang sang mục đích phát triển kinh tế – xã hội; cải tạo nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật; chỉnh trang các công trình kiến trúc có giá trị, thực hiện mục tiêu xây dựng thành phố du lịch hiện đại, văn minh và phát triển bền vững.
Quy hoạch sử dụng đất thành phố Nha Trang đến năm 2025
Bản đồ quy hoạch Nha Trang – Quy hoạch sử dụng đất thành phố Nha Trang đến năm 2025

Xác định hệ thông công viên cây xanh, mặt nước, không gian mở, các khu cây xanh trong khu vực nội thành hiện hữu dựa trên nguyên tắc khai thác các trục cảnh quan, ven sông và bờ biển;
Đối với các cụm, khu công nghiệp: hướng tới di dời các xí nghiệp công nghiệp ô nhiễm ra khỏi khu vực nội thành hiện hữu; hạn chế phát triển công nghiệp tại khu vực nội thành mới phát triển; sắp xếp công nghiệp theo chuyên ngành và thu thút đầu tư các xí nghiệp công nghiệp sạch, hiện đại có hàm lượng khoa học cao, giá trị gia tăng lớn, sử dụng ít lao động phổ thông và không gây ô nhiễm môi trường.
Định hướng phát triển mở rộng đô thị thành phố Nha Trang
Khu vực phía Nam và Tây Nam: phát triển đảm bảo hài hoà với các dự án đang thực hiện. Hình thành các khu du lịch biển, du lịch núi gắn kết với khu vực Cam Ranh để tạo chuỗi du lịch Nha Trang – Cam Ranh trở thành một trong những khu du lịch trọng điểm của quốc gia;
Khu vực phía Bắc: cải tạo nâng cấp khu đô thị hiện hữu, hình thành trung tâm giáo dục đào tạo, phát triển công nghiệp, ga đường sắt; phát triển vành đai xanh của Thành phố;
Khu vực phía Tây: phát triển đến giáp Diên Khánh, là khu đô thị mới với các chức năng thương mại, dịch vụ, hành chính và dân cư hỗ trợ yêu cầu giảm mật độ dân số của khu trung tâm;
Các cụm, khu công nghiệp cần xem xét bố trí tại những nơi ít ảnh hưởng môi trường, dân cư và cảnh quan sinh thái đô thị.

Chuyên mục: Quy hoạch