Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỉnh An Giang

Quy hoạch sử dụng đất tỉnh An Giang được thể hiện một phần trong bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 tỉnh An Giang.

An Giang là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam.Tỉnh An Giang nằm về phía tây nam đồng bằng sông Cửu Long, cách Thành phố Hồ Chí Minh 231 km. Tổng diện tích của tỉnh là 3.536,83 km².

Tỉnh An Giang có vị trí địa lý như sau: Phía đông giáp tỉnh Đồng Tháp dài 107,628 km; phía tây giáp tỉnh Kiên Giang; phía nam giáp thành phố Cần Thơ dài 44,734 km; phía bắc giáp tỉnh Kandal và tỉnh Takéo, Vương quốc Campuchia với đường biên giới dài gần 104 km.

Tỉnh An Giang có 11 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm 2 thành phố, 1 thị xã và 8 huyện với 156 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 21 phường, 19 thị trấn và 116 xã được chia thành 888 khóm – ấp. Hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn được Chính phủ công nhận là huyện miền núi.

Về quy hoạch, ngày 27/6/2012 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 801/QĐ-TTg về phê duyệt tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh An Giang đến năm 2020.

Mục tiêu tổng quát: Xây dựng An Giang đến năm 2020 có tốc độ phát triển kinh tế – xã hội đạt mức khá trong Vùng; phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế, văn hoá – xã hội, giáo dục và đào tạo, từng bước cải thiện đời sống của nhân dân; đẩy mạnh hội nhập quốc tế, tăng cường liên kết phát triển nhất là với các địa phương trong vùng đồng bằng sông Cửu Long và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế – xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng lao động với công nghệ tiên tiến, hiện đại, dựa trên phát triển công nghiệp và tiến bộ khoa học – công nghệ, tạo năng suất lao động xã hội cao. Đầu tư phát triển các chương trình, đề án, dự án mang tính đột phá, có trọng tâm, trọng điểm.

Xây dựng và phát triển mạng lưới đô thị đến năm 2020 bao gồm: Thành phố Long Xuyên; thị xã Châu Đốc; thị xã Tân Châu; 16 thị trấn bao gồm: Phú Mỹ, Chợ Mới, Mỹ Luông, Núi Sập, Ba Thê, Tri Tôn, Nhà Bàng, An Phú, An Châu, Cái Dầu, Tịnh Biên, Long Bình, Vĩnh Xương, Cồn Tiên, Bình Hoà, Vĩnh Bình; hình thành 8 thị trấn từ các đô thị đang hình thành: Kênh Đào (Châu Phú), Cô Tô (Tri Tôn), Cồn Tiên (An Phú), Hòa Lạc (Phú Tân), Bình Hòa, Cần Đăng, Vĩnh Bình, (trên trục ĐT 941 Châu Thành) và An Hảo (Khu du lịch Núi Cấm – Tịnh Biên).

Phát triển nông thôn, miền núi và biên giới: Tăng cường chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn; phát triển thị trường nông thôn và các thị trưòng có tiềm năng lợi thế; xây dựng cơ sở hạ tầng khu vực nông thôn phục vụ yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; bố trí quy hoạch phát triển các tiểu vùng nông nghiệp trong tỉnh.

Tiểu vùng 1: Gồm 4 huyện cù lao, thị xã Châu Đốc, huyện Châu Phú, huyện Châu Thành, thành phố Long Xuyên và huyện Thoại Sơn;

Tiểu vùng 2: Gồm thị xã Châu Đốc, huyện Châu Phú, huyện Châu Thành, huyện Thoại Sơn, huyện Tri Tôn và huyện Tịnh Biên;

Tiểu vùng 3: Phần còn lại của 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, gồm phần lớn đất đồng bằng và ruộng chân núi.

Đầu tư các nhà máy chế biến rau quả xuất khẩu, xay xát và chế biến lương thực đặt tại các khu, cụm công nghiệp của các huyện Châu Phú, Châu Thành, Chợ Mới và thành phố Long Xuyên. Đầu tư các nhà máy chế biến nông, lâm, thuỷ, hải sản, đồ hộp tại các khu, cụm công nghiệp của các huyện Châu Phú, Chợ Mới và thành phố Long Xuyên.

quy hoạch An Giang

Tỉnh An Giang thể hiện trên bản đồ Google vệ tinh.

 

quy hoạch An Giang 2

Quy hoạch sử dụng đất tỉnh An Giang được thể hiện một phần trong bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 tỉnh An Giang.

 

quy hoạch An Giang 3

Kí hiệu trên bản đồ.

Chuyên mục: Quy hoạch